-
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đột phá phát triển khoa học - công nghệ -
Hải Dương đạt nhiều kết quả tích cực trong chuyển đổi số -
Thẩm định giá bất động sản trong thời đại số -
Kinh tế số đóng góp hơn 20,6% cho tăng trưởng của Đà Nẵng -
KVIP ươm mầm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo -
Hải Phòng tạo động lực phát triển từ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Trong điều kiện dịch bệnh phức tạp, học sinh chưa thể đến trường thì việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy, học là giải pháp rất hiệu quả để học sinh “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”.
Học sinh Trường Tiểu học Ái Mộ A, quận Long Biên học trực tuyến. |
Sẵn sàng dạy - học từ trực tiếp sang trực tuyến
Nếu như trước đây, hành trang cho năm học mới chỉ cần sách vở, giấy bút thì năm nay, trước diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, các em học sinh sẽ phải tập làm quen với máy tính hay điện thoại thông minh trước giờ lên lớp. Tính đến thời điểm hiện tại, các trường học trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã cơ bản sẵn sàng cho phương án học trực tuyến trên tinh thần “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”.
Theo kế hoạch, ngày tựu trường sớm nhất đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố Hà Nội là từ ngày 01/9/2021. Ngày khai giảng thống nhất toàn Thành phố được tổ chức vào Chủ Nhật (05/9/2021).
Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo ngày khai giảng sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên, song vẫn tạo không khi phấn khởi trong ngày tựu trường.
Trong Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên có quy định rõ, người đứng đầu cơ sở giáo dục được quyền quyết định hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp; tổ chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục trong thời gian học sinh không đến trường để học tập vì lý do bất khả kháng.
Do đó, để chủ động trong tình hình mới, nhiều trường học trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã xây dựng kịch bản, phương án triển khai dạy và học. Trong đó, sẵn sàng cho cả phương án khai giảng trực tuyến và học trực tuyến.
Cô giáo Trần Thị Thanh Hương, Trường Tiểu học Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng trong giờ dạy trực tuyến. |
Ông Nguyễn Quốc Dương, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Công Trứ, quận Ba Đình cho biết, công tác chuẩn bị cho năm học mới đang được nhà trường triển khai trong toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong thời điểm dịch bệnh và dự kiến cả trường hợp thời gian giãn cách xã hội có thể kéo dài.
Nhà trường đã có kế hoạch để chủ động tổ chức khai giảng trực tuyến với phương án kịch bản phần lễ ngắn gọn nhưng bảo đảm trang trọng, nhất là nghi lễ chào cờ.
Bà Lê Thị Hồng Thu, Hiệu trưởng Trường THPT Dương Xá, huyện Gia Lâm cho biết, nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện dạy học trực tuyến như bồi dưỡng giáo viên, nâng cao năng lực xây dựng bài giảng trực tuyến.
Đồng thời, hỗ trợ học sinh về thiết bị, phương pháp học trực tuyến; xây dựng nội quy lớp học trực tuyến, đảm bảo kỷ cương nền nếp giờ học, quản lý sĩ số học sinh...
Là huyện xa trung tâm và còn nhiều khó khăn, nhưng ngành Giáo dục huyện Ba Vì đã chủ động tổ chức nhiều lớp tập huấn về nâng cao CNTT trong dạy và học, kiểm tra trực tuyến cho tất cả các cán bộ quản lý, giáo viên các cấp như: tập huấn về phần mềm ứng dụng Zoom Meeting cơ bản và nâng cao, ứng dụng Google Meet, Office 365; đào tạo trực tuyến về kỹ thuật thiết kế bài giảng, định dạng video, chèn, ghi âm, ghi hình; thiết lập Fanpage học từ xa; nghiên cứu giải quyết vấn đề về tổ chức kiểm tra trên môi trường trực tuyến...
Theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh, trước thực trạng vẫn còn nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn do thiếu trang thiết bị phục vụ học trực tuyến.
Ngay từ đầu năm học vừa qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì đã chỉ đạo các trường tổ chức phát động phong trào ủng hộ trong phụ huynh học sinh, Nhân dân.
Kết quả đã quyên góp được 168 điện thoại thông minh, 47 máy tính, 3 Ipad, 15 ti vi; phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình phát động quyên góp được 10 bộ máy tính, 15 máy chiếu để giúp các thầy, cô cùng các em học sinh dạy và học trực tuyến.
Giải pháp bền vững, lâu dài
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đợt đầu vào năm 2020, đến nay, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã chủ động với nhiều giải pháp linh hoạt, chuyển trạng thái dạy học kịp thời từ trực tiếp sang trực tuyến. Qua đó vừa bảo đảm an toàn cho học sinh, vừa đảm bảo chất lượng và hoàn thành chương trình học theo đúng tiến độ.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Lê Thu Hằng phát biểu tại lễ tổng kết năm học 2020-2021 theo hình thức trực tuyến . |
Điển hình như cuối năm học 2020-2021 vừa qua, do dịch Covid-19 bùng phát trở lại, ngành Giáo dục và Đào tạo đã phải đưa ra phương án tổ chức cho học sinh của Thành phố kiểm tra học kỳ II và tổng kết năm học 2020-2021 theo hình thức trực tuyến. Mặc dù là năm đầu tiên thực hiện thi và tổng kết trực tuyến, song các trường trên địa bàn đều xây dựng kế hoạch một cách nghiêm túc và không để xảy ra sai sót nào.
Bà Trần Thị Thu Thủy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Lãng, huyện Phú Xuyên cho biết, để đảm bảo việc kiểm tra cuối năm học diễn ra nghiêm túc, minh bạch và tránh gian lận, nhà trường đã tổ chức tập huấn kỹ càng đến từng giáo viên.
Theo đó, học sinh buộc phải bật webcam (hình ảnh), micro (âm thanh) trong suốt quá trình làm bài. Ngoài 1 giáo viên coi thi/lớp, Ban Giám hiệu làm nhiệm vụ giám sát và tiến hành ghi âm tại từng phòng, cho đến khi học sinh kết thúc môn kiểm tra.
Trải qua kỳ kiểm tra chưa từng có tiền lệ, cô giáo Trần Thị Thanh Hương, Trường Tiểu học Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng cho biết, trước khó khăn chung do dịch bệnh, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm luôn nhận được sự phối hợp của phụ huynh, đặc biệt ở kỳ kiểm tra cuối năm học, phụ huynh đã đồng hành, hỗ trợ về mặt kỹ thuật để các con ôn tập và hoàn thành các bài kiểm tra trực tuyến. Tuy còn bỡ ngỡ với hình thức này, nhưng các con học sinh đã đều cố gắng hết sức và đạt kết quả tốt...
Tại hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa diễn ra, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh, trước tình hình mới, ngành Giáo dục phải xác định việc dạy học trực tuyến là giải pháp lâu dài, đòi hỏi các nhà trường cần tiếp tục chủ động, linh hoạt, tích cực triển khai nhiệm vụ.
Đồng thời, Thứ trưởng cũng cho biết thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chuẩn bị xây dựng tài liệu chuyên đề riêng bồi dưỡng cho giáo viên để tăng cường kỹ năng, giúp giáo viên đáp ứng lâu dài với việc dạy học trực tuyến.
Nhận định dịch Covid-19 còn những diễn biến khó lường, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cũng yêu cầu, các trường học cần chủ động xây dựng phương án, kịch bản cụ thể để tổ chức dạy học phù hợp trong năm học 2021-2022.
Ngoài ra, Thành phố đã giao Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tăng cường tập huấn cho đội ngũ giáo viên để triển khai dạy học trực tuyến hiệu quả với quan điểm coi đây là giải pháp bền vững, đặc biệt là tập huấn về kỹ năng thích ứng của giáo viên, học sinh trong việc dạy và học trực tuyến.
Kích hoạt học trực tuyến để không gián đoạn học tập đã không còn là việc mới mẻ với các trường học trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong gần 2 năm qua. Trên tinh thần “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, Hà Nội quyết tâm hoàn thành “nhiệm vụ kép” trong năm học 2021-2022: vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo chất lượng dạy và học. Đồng thời, một lần nữa khẳng định, dù khó khăn đến đâu, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vẫn duy trì dạy tốt, học tốt.
-
Thẩm định giá bất động sản trong thời đại số -
Kinh tế số đóng góp hơn 20,6% cho tăng trưởng của Đà Nẵng -
Chuyển đổi số tại các bệnh viện: Xu hướng tất yếu của ngành Y tế -
Hỗ trợ chuyển đổi số cho 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa, hơn 9.000 chợ truyền thống -
KVIP ươm mầm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo -
Hải Phòng tạo động lực phát triển từ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo -
Trí tuệ nhân tạo chiếm sóng năm 2024 và cơ hội lớn cho năm 2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả