-
Bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí kéo dài -
Quản lý an toàn thực phẩm: Hoàn hiện quy định để đáp ứng yêu cầu thực tế -
Gia hạn giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế đến hết ngày 30/6/2025 -
Hướng dẫn thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 14/1: Kỷ lục ghép tạng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức -
Từ mũi tiêm giảm đau, người phụ nữ bị liệt toàn thân
Theo lời một bác sĩ đang tham gia điều trị cho F0 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện Bệnh viện huy động mọi nguồn lực để điều trị cho các ca bệnh nặng từ các nơi chuyển tới.
Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương hiện điều trị cho khoảng 500 F0 nặng từ các nơi chuyển tới. Một số khu điều trị F0 khác luôn trong tình trạng kín giường. |
“Số F0 nặng đang điều trị tại đây là 500, chủ yếu là ca nặng, nguy kịch, từ các nơi chuyển về. Chiếm tỷ lệ lớn vẫn là người cao tuổi, người có nhiều bệnh lý nền, người chưa tiêm đủ vắc-xin”, bác sĩ này cho hay.
Còn theo khảo sát của phóng viên tại một số khu điều trị F0 nặng tại Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 ở Hà Nội, do số bệnh nhân nặng tăng cao nên nhân viên y tế phải làm việc với cường độ cao.
Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 với quy mô 500 giường bệnh là nơi tiếp nhận, điều trị của các bệnh nhân Covid-19 tầng 2, tầng 3.
Hiện cơ sở này có hơn 100 bác sĩ, điều dưỡng và tình nguyện viên tham gia chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Thời gian gần đây, mỗi ngày nơi đây tiếp nhận 20-30 F0. Trong đó, khu bệnh nhân nặng và nguy kịch luôn quá tải.
Với số nhân lực hiện nay và số bệnh nhân đang điều trị, cơ sở còn thiếu khoảng 10 bác sĩ, điều dưỡng. Vì thiếu người, nhân viên y tế phải trực liên tục 12 tiếng mỗi ngày.
Nói về việc tăng các ca bệnh nặng, nguy kịch, theo bác sĩ của Bệnh viện Điều trị Covid-19 ở Hà Nội, các trường hợp tử vong chủ yếu trên 80 tuổi, sức khỏe suy kiệt, nằm một chỗ.
Số lượng ca tử vong ghi nhận khoảng 2-3 trường hợp/ngày. Hầu hết bệnh nhân chưa tiêm vắc-xin.
Để giảm tỷ lệ tử vong, chúng ta cần tiêm chủng đẩy đủ, đặc biệt đối tượng nguy cơ cao. Hơn nữa, chiến dịch tiêm tại nhà cần dễ tiếp cận, không ít người dân có tâm lý người già chỉ ở nhà, không đi đâu nên không cần tiêm vắc-xin.
Trước tình hình số ca mắc tăng cao khiến tỷ lệ bệnh nhân nặng và nguy kịch tăng, bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết thành phố triển khai 3 giải pháp chính để phòng, chống dịch Covid-19, đó là tập trung tăng cường tiêm vắc-xin; cung cấp thuốc đầy đủ, kịp thời cho người bệnh và quản lý chặt chẽ bệnh nhân điều trị tại nhà, hạn chế bệnh nhân chuyển tầng.
Mới đây, UBND TP.Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 10/KH-UBND về phòng, chống dịch năm 2022. Theo đó, mục tiêu chung là giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
Các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như quản lý nhập cảnh, xét nghiệm, tiêm chủng, tổ chức điều trị tại bệnh viện, cơ sở thu dung và hỗ trợ người bệnh điều trị tại nhà vẫn được ngành Y tế thực hiện và phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân.
-
Tin mới y tế ngày 15/1: Cảnh báo ung thư trung thất qua hai ca bệnh và lời khuyên từ bác sỹ -
Đơn giản hóa hồ sơ gia hạn đăng ký lưu hành thuốc -
Hà Nội xử phạt gần 5 tỷ đồng sau 1 tháng kiểm tra an toàn thực phẩm Tết -
Hà Nội: Dịch sởi có thể tăng thời gian tới -
Gia hạn giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế đến hết ngày 30/6/2025 -
Bé gái 12 tuổi phát hiện bệnh tăng áp phổi do dị tật mạch máu hiếm gặp -
Hướng dẫn thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024