-
Thương mại điện tử xuyên biên giới mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp ngành gỗ -
Năm 2024, Việt Nam chi khoảng 1,7 tỷ USD nhập khẩu thịt và phụ phẩm -
Giao dịch hàng hóa và dịch vụ toàn cầu năm 2024 sẽ đạt 33.000 tỷ USD -
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% sau 11 tháng năm 2024 -
Xuất khẩu gạo Việt Nam cán mốc 5,31 tỷ USD -
Trái cây Việt Nam dần chiếm lĩnh thị trường thế giới, tính phương án phát triển bền vững
Hà Nội hiện là trung tâm phân phối nông sản quan trọng với hệ thống gồm 30 trung tâm thương mại, 131 siêu thị, 455 chợ, hơn 110 điểm bán sản phẩm OCOP, hơn 2.000 cửa hàng tiện ích và 268 trang web thương mại điện tử, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân. Để đảm bảo nguồn cung dồi dào và ổn định, Thành phố còn nhập khẩu nông sản và bổ sung từ các tỉnh thành khác.
Đáng chú ý, Hà Nội sở hữu hơn 2.700 sản phẩm OCOP, chiếm khoảng 20% tổng số sản phẩm OCOP cả nước, cùng với đó là hơn 70.000 cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, trong đó có hơn 1.700 cơ sở chế biến sâu và 250 doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Dù vậy, mức độ đáp ứng của một số loại nông sản mới chỉ đạt khoảng 20 - 70% so với nhu cầu của hơn 10 triệu cư dân cùng lượng du khách đông đảo.
Lãnh đạo TP. Hà Nội và đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm nông sản tại Hội chợ. Ảnh: Nguyễn Linh |
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho rằng: “Đã gọi là phiên chợ phải thường xuyên, liên tục, thương hiệu luôn được cập nhật để cho người tiêu dùng biết chứ không thể tổ chức ngắt quãng được. Tính liên tục, tính ổn định của Hà Nội trong việc tổ chức các phiên chợ trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn là điều đáng biểu dương, các tỉnh, thành khác nên học và thực hiện một cách thường kỳ hơn nữa”.
Các phiên chợ nông sản tại Hà Nội được đánh giá là cầu nối hữu hiệu giữa nông dân và thị trường. Chúng không chỉ giúp người tiêu dùng trong Thành phố tiếp cận nguồn hàng an toàn từ khắp nơi, mà còn tạo điều kiện cho nông sản của Hà Nội xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành khác, giảm thiểu tình trạng dư thừa sản phẩm và các chiến dịch “giải cứu” nông sản trước đây.
Ông Nguyễn Đình Hoa, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, trước nhu cầu của nông sản an toàn mỗi lúc một nhiều, đơn vị đã chủ động phối hợp với Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường và Tập đoàn Central Retail tổ chức nhiều phiên chợ trưng bày, giới thiệu nông sản an toàn.
Gần đây nhất, phiên chợ từ ngày 24/10 - 27/10/2024 tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long đã thu hút hơn 100 doanh nghiệp và hợp tác xã từ 20 tỉnh, thành phố, giới thiệu hàng nghìn sản phẩm chất lượng cao. Trong thời gian diễn ra phiên chợ, không chỉ có các hoạt động trưng bày mà còn có những buổi tư vấn về quy trình và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, ký kết hợp đồng tiêu thụ với các hệ thống bán lẻ lớn như Big C, Đức Thành và các chuỗi cửa hàng như Sói Biển, Bác Tôm, Biggreen…
Để tăng cường công tác phối hợp và kết nối tiêu thụ nông sản an toàn từ các tỉnh về Hà Nội, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nhấn mạnh rằng các địa phương cần tập trung vào việc xúc tiến thương mại và phát triển các chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn cho Thành phố.
Điều này đòi hỏi sự chủ động phối hợp, trao đổi thông tin hai chiều về tình hình dịch bệnh, công tác quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tổ chức sản xuất quy mô lớn theo chuỗi, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo tính bền vững; phát triển các chuỗi sản xuất có chứng nhận GAP, GMP, HACCP; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý và cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm để giúp doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng nhận diện và an tâm sử dụng.
Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Như Tiệp đề nghị các địa phương cần định kỳ chia sẻ thông tin về sản lượng, chất lượng, mùa vụ, vùng nguyên liệu và các đầu mối cung ứng sản phẩm nông, lâm, thủy sản; hỗ trợ các cơ sở trong việc nâng cao chất lượng, cải tiến bao bì và nhãn mác sản phẩm; đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số để truy xuất nguồn gốc, quảng bá sản phẩm trực tuyến, và phát triển thương mại điện tử.
Cùng với đó, cung cấp thông tin về tình hình cung - cầu, các biện pháp bình ổn thị trường đối với vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và hợp tác xã lên kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường.
-
Thương mại điện tử xuyên biên giới mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp ngành gỗ -
Năm 2024, Việt Nam chi khoảng 1,7 tỷ USD nhập khẩu thịt và phụ phẩm -
Giao dịch hàng hóa và dịch vụ toàn cầu năm 2024 sẽ đạt 33.000 tỷ USD -
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% sau 11 tháng năm 2024
-
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc 11 tháng vượt 185 tỷ USD -
Xuất khẩu gạo Việt Nam cán mốc 5,31 tỷ USD -
Thăng hạng năng lực cung ứng của doanh nghiệp Việt -
Trái cây Việt Nam dần chiếm lĩnh thị trường thế giới, tính phương án phát triển bền vững -
Gỡ thách thức, đẩy mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong năm 2025 -
7 ngành hàng xuất khẩu lớn nhất mang về doanh thu 246 tỷ USD -
CPI tháng 11/2024 tăng 0,13%
- Việt Nam tham gia hợp tác nhân giống cà phê robusta toàn cầu
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh
- Ghi âm trong quá trình tư vấn bảo hiểm tại MAP Life: Minh bạch để bảo vệ quyền lợi khách hàng
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng