
-
Gia Lai phê duyệt dự án khu đô thị rộng 200 ha gần đất quy hoạch sân bay Pleiku
-
Nhiều dự án giao thông tại phía Tây tỉnh Gia Lai phải xong mặt bằng trong tháng 7
-
Cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh qua Đồng Tháp đủ điều kiện khởi công ngày 26/7
-
Chủ tịch Đà Nẵng: Đầu tư công giữ vai trò dẫn dắt, kích hoạt dòng vốn xã hội -
Đề xuất tái khởi động Dự án Cảng ICD Long Bình, TP.HCM theo hình thức PPP mới
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp Hà Nội, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh định hướng trọng tâm phát triển công nghiệp công nghệ cao, coi đây là một trong những động lực then chốt để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% trong năm 2025 và tạo đà cho giai đoạn sau.
Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp Hà Nội, tính đến tháng 7/2025, toàn Thành phố đã thu hút được 844 dự án đầu tư, trong đó có 734 dự án tại các khu công nghiệp và 110 dự án tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, với tổng vốn đăng ký lên đến 13,75 tỷ USD. Riêng khu công nghệ cao Hòa Lạc thu hút khoảng 5 tỷ USD, còn lại 9,32 tỷ USD thuộc về các khu công nghiệp.
![]() |
Thành phố sẽ tập trung hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, chính sách ưu đãi và môi trường đầu tư thuận lợi, đưa khu công nghệ cao Hòa Lạc cùng các khu công nghiệp trở thành trung tâm công nghệ, nghiên cứu và sản xuất hiện đại của quốc gia. |
Trong 6 tháng đầu năm nay, Thành phố đã thu hút được thêm 125 triệu USD vốn đầu tư. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2025, thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư, Hà Nội có thể thu hút thêm 450 triệu USD vào các khu công nghiệp và khoảng 80 triệu USD vào khu công nghệ cao Hòa Lạc. Nếu đạt được kế hoạch này, lũy kế vốn đầu tư vào khu công nghiệp và khu công nghệ cao trong cả giai đoạn 2021 - 2025 sẽ đạt gần 2,5 tỷ USD, tăng hơn 40% so với giai đoạn 2016 - 2020.
Ông Vũ Xuân Hùng, Trưởng Ban quản lý các Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp Hà Nội cho biết, đơn vị đang tích cực triển khai nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư tại các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước. Cùng với việc đón tiếp các đoàn doanh nghiệp quốc tế đến khảo sát thực địa, tìm kiếm cơ hội hợp tác, Ban cũng đang xây dựng đề án phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đặc biệt, Ban Quản lý sẽ vận dụng các chính sách mới trong Luật Thủ đô sửa đổi năm 2024 để đề xuất cơ chế thu hút nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh đào tạo nghề, hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp chủ lực.
Tuy nhiên, để hiện thực hóa các kế hoạch đề ra, Ban Quản lý kiến nghị UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, đặc biệt là tại khu công nghệ cao Hòa Lạc và các khu công nghiệp đang trong quá trình mở rộng. Bên cạnh đó, cần bố trí ngân sách cho việc chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật tại khu công nghệ cao Hòa Lạc; hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân lực, khuyến khích nghiên cứu khoa học công nghệ, đồng thời xem xét miễn, giảm chi phí sử dụng hạ tầng đối với các dự án có tính chất đổi mới sáng tạo, công nghệ cao.
Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định, tăng trưởng kinh tế của Thành phố trong năm 2025 phụ thuộc lớn vào hiệu quả phát triển khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Thành phố đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong những năm tới, do đó cần tạo đột phá trong thu hút đầu tư công nghệ cao, thúc đẩy sản xuất công nghiệp và hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo quy mô lớn.
Trong giai đoạn tới, Thành phố sẽ thành lập thêm các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với các làng nghề truyền thống, nhằm phát triển kinh tế địa phương và tạo vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, chế tạo.
Song song với đó, Hà Nội cũng sẽ từng bước hình thành hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ cao, kết nối trường đại học, viện nghiên cứu với doanh nghiệp trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, công nghệ thông tin, dược phẩm và vật liệu mới.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Hà Nội đang sở hữu lợi thế lớn trong phát triển khu công nghiệp công nghệ cao, nhờ hệ thống giao thông kết nối liên vùng, lực lượng lao động kỹ thuật dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.
Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng, Hà Nội cần giải quyết dứt điểm các vấn đề về hạ tầng chưa đồng bộ, thủ tục đầu tư còn kéo dài, chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu.

-
Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay
-
Gia Lai phê duyệt dự án khu đô thị rộng 200 ha gần đất quy hoạch sân bay Pleiku
-
Nhiều dự án giao thông tại phía Tây tỉnh Gia Lai phải xong mặt bằng trong tháng 7
-
Cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh qua Đồng Tháp đủ điều kiện khởi công ngày 26/7
-
Hà Nội tăng tốc thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao và khu công nghiệp -
Chủ tịch Đà Nẵng: Đầu tư công giữ vai trò dẫn dắt, kích hoạt dòng vốn xã hội -
Đề xuất tái khởi động Dự án Cảng ICD Long Bình, TP.HCM theo hình thức PPP mới -
Bộ Công thương giục địa phương báo cáo tình hình thực hiện Quy hoạch điện -
Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc kết nối rừng và biển -
Kinh tế năm 2025: Tăng tốc “khoán tăng trưởng” -
Đề xuất bổ sung 9 dự án giao thông vào Danh mục dự án quan trọng quốc gia
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới