Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Hà Nội: Tổng doanh thu từ gần 300 làng nghề đạt hơn 20.000 tỷ đồng
Thanh Nga - 04/01/2018 12:10
 
Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành Báo cáo số 474/BC-SCT về tình hình phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn thành phố năm 2017. Theo đó, tổng doanh thu từ làng nghề truyền thống và các làng có nghề của Thành phố đạt trên 20.000 tỷ đồng.
Làng nghề gốm Bát Tràng đã trở thành điểm diu lịch hấp dẫn của Hà Nội
Làng nghề gốm Bát Tràng đã trở thành điểm diu lịch hấp dẫn của Hà Nội

Theo thông kê, toàn Thành phố hiện có 297 làng nghề được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Trong số này có: 11 làng nghề sơn mài, khảm trai; 20 làng làm nghề nón, mũ lá; 83 làng làm nghề mây tre, giang đan; 20 làng làm nghề chế biến lâm sản; 29 làng làm nghề thêu ren; 25 làng làm nghề dệt may; 9 làng làm nghề da giầy, khâu bóng; 13 làng làm nghề cơ kim khí; 15 làng làm nghề chạm điêu khắc; 5 làng làm nghề đan tơ lưới; 51 làng làm nghề chế biến nông sản thực phẩm; 5 làng làm nghề cây sinh vật cảnh và 11 làng thuộc ngành nghề khác (gốm sứ, làm đàn, dát quỳ vàng bạc...).

Các sản phẩm của làng nghề đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt và có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường không chỉ trong và ngoài nước, bao gồm: Sản phẩm may mặc; sản phẩm gốm sứ; sản phẩm dệt và thêu ren truyền thống; đồ gỗ phục vụ tiêu dùng và xây dựng; sản phẩm cơ khí; chế biến nông sản thực phẩm (bánh, bún, kẹo, giò chả, bánh chưng, chè...).

Trong năm 2017, tổng doanh thu của 297 làng nghề truyền thống và các làng có nghề đạt trên 20.000 tỷ đồng. Một số làng nghề có doanh thu cao như làng nghề điêu khắc mỹ nghệ thôn Sơn Đồng đạt 2.850 tỷ đồng; làng nghề bánh kẹo dệt kim La Phù đạt 1.301 tỷ đồng; làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai đạt 1.061 tỷ đồng; làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Dương Liễu đạt 1.600 tỷ đồng; làng nghề cơ khí nông cụ Phùng Xá doanh thu đạt 1.209 tỷ đồng; làng nghề đồ mộc - may thôn Hữu Bằng đạt gần 1.000 tỷ đồng...

Thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề truyền thống phổ biến ở mức từ 4 đến 5 triệu đồng/lao động/tháng. Các quận, huyện có lao động làm việc trong các làng nghề có thu nhập bình quân đạt cao như: Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Hoài Đức, Bắc Từ Liêm, Thạch Thất... đạt từ 50 triệu đồng/người/năm; các huyện đạt dưới 50 triệu đồng/người/năm như: Chương Mỹ, Quốc Oai, Mỹ Đức...

Ngay tại các làng nghề khác nhau, mức thu nhập của các lao động cũng có sự khác nhau như: Làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng (phường Phú Thượng, Tây Hồ) thu nhập lao động bình quân đạt 18,5 triệu đồng/người/tháng; làng nghề truyền thống nhiếp ảnh thôn Lai Xá (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức) thu nhập lao động bình quân đạt 10,8 triệu đồng/người/tháng; làng nghề mây tre đan thôn Thái Hòa (xã Bình Phú, huyện Thạch Thất) thu nhập bình quân đạt 11,2 triệu đồng/người/tháng...

Hợp tác thúc đẩy xúc tiến du lịch Hà Nội
Với các nội dung vừa ký kết trong bản thỏa thuận hợp tác, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư