
-
Phim lịch sử Việt Nam ăn khách nhất năm 2025 tung bản đặc biệt mừng đại lễ 30/4
-
TP.HCM công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu
-
Dành hơn 834 tỷ đồng tặng quà cho người có công với cách mạng
-
Hà Nội giao hơn 3.300 m2 đất cho Bệnh viện Hòe Nhai xây dựng cơ sở khám chữa bệnh
-
Trà Vinh long trọng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước -
Samsung tổ chức SIC Tech Day 2025 tại Hà Nội, tiếp tục hỗ trợ đào tạo nhân tài công nghệ cho Việt Nam
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn tại cuộc họp xem xét về phương án thiết kế, cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, quận Hoàn Kiếm.
Theo chỉ đạo của lãnh đạo Thành phố, việc cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục là một phần trong kế hoạch chỉnh trang tổng thể khu vực hồ Hoàn Kiếm, nhằm bảo tồn giá trị lịch sử - văn hóa, đồng thời nâng cao tính liên kết giữa các không gian trọng điểm của Thủ đô. Cụ thể là Khu di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm ở phía Bắc với Khu phố cổ Hà Nội ở phía Nam.
![]() |
Tòa nhà "Hàm cá mập" là công trình thương mại nổi bật tại khu vực hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Trần Ngọc Phú |
Thành phố tán thành ý kiến của Sở Quy hoạch - Kiến trúc về việc hoàn chỉnh thiết kế đô thị riêng cho khu vực này, trên cơ sở tổ chức lại không gian kiến trúc, cảnh quan. Ngoài quảng trường, phạm vi cải tạo còn bao gồm các tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Cầu Gỗ, Hồ Hoàn Kiếm và các công trình xung quanh như tòa nhà Long Vân - Hồng Vân, Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm, tòa nhà Thủy Tọa.
UBND quận Hoàn Kiếm được giao trách nhiệm lập đồ án thiết kế đô thị riêng cho khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, bảo đảm tuân thủ các quy định của Luật Quy hoạch đô thị và Luật Kiến trúc. Sau khi hoàn thiện phương án ý tưởng, quận sẽ phối hợp với các đơn vị tư vấn để tham vấn Hội đồng Kiến trúc Thành phố, từ đó chuẩn hóa nội dung trước khi triển khai thực tế.
Sau khi tòa nhà "Hàm Cá Mập" bị tháo dỡ, Thành phố sẽ nghiên cứu xây dựng không gian ngầm tại khu vực quảng trường, bao gồm khoảng ba tầng hầm. Trong đó, tầng hầm 1 dự kiến dành cho không gian văn hóa và thương mại, còn tầng hầm 2 và 3 có thể được bố trí làm bãi đỗ xe hoặc không gian đa năng tùy theo nhu cầu thực tế.
Phương án tiếp cận hầm cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng để bảo đảm không ảnh hưởng đến sự kết nối không gian của Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục với các tuyến phố xung quanh. Một trong những đề xuất đáng chú ý là tiếp cận từ phố Đinh Liệt, kết hợp hệ thống bàn nâng cơ giới hóa và thang bộ tại vị trí giáp phố Đinh Tiên Hoàng - nơi sẽ được giải phóng sau khi tháo dỡ tòa nhà "Hàm Cá Mập".
Bên cạnh đó, đơn vị tư vấn cũng được yêu cầu nghiên cứu phương án sử dụng mái sảnh khán đài để tối ưu hóa không gian quảng trường. Đồng thời, việc tác động đến cảnh quan của các công trình xung quanh như tòa nhà Long Vân - Hồng Vân, Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm hay các hộ dân dọc phố Cầu Gỗ cũng sẽ được đánh giá kỹ lưỡng.
Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục là một trong những không gian công cộng quan trọng nhất của khu vực hồ Hoàn Kiếm, thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Vì vậy, phương án cải tạo cũng đặt ra yêu cầu bố trí sân khấu và khán đài hợp lý trên các trục đường hướng tâm của quảng trường, bao gồm các vị trí phía Bắc tòa nhà Thủy Tọa, khu vực nhà ga tàu điện cũ (vị trí hiện tại của tòa nhà "Hàm Cá Mập") và sảnh Nhà hát Múa rối Thăng Long.
Thành phố cũng yêu cầu nghiên cứu kỹ hiện trạng cây xanh, bảo đảm phương án trồng và sắp xếp cây phù hợp với không gian quảng trường, đặc biệt là đối với các cây di sản cần được bảo tồn. Không gian quảng trường sẽ được mở rộng đến vỉa hè các khu vực xung quanh, bảo đảm sự kết nối hài hòa với tổng thể cảnh quan chung.
Thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục hoàn thiện phương án thiết kế, bảo đảm quá trình triển khai diễn ra theo đúng quy hoạch và phù hợp với định hướng phát triển đô thị bền vững của Thủ đô.
Tòa nhà do kiến trúc sư Tạ Xuân Vạn thiết kế, được khởi công vào đầu thập niên 1990 và hoàn thành vào năm 1993. Ngay từ khi ra mắt, công trình đã nhận nhiều ý kiến trái chiều từ giới chuyên gia quy hoạch đô thị, do thiết kế hiện đại có phần khác biệt so với cảnh quan xung quanh.
Tuy nhiên, theo thời gian, tòa nhà Hàm Cá Mập vẫn giữ vai trò là một điểm nhấn kiến trúc tại quận Hoàn Kiếm. Đây cũng là một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách và người dân ghé thăm khi đến trung tâm Hà Nội.

-
Private Club - Biểu tượng của sự xa xỉ thầm lặng -
Dành hơn 834 tỷ đồng tặng quà cho người có công với cách mạng -
Hà Nội giao hơn 3.300 m2 đất cho Bệnh viện Hòe Nhai xây dựng cơ sở khám chữa bệnh -
Trà Vinh long trọng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước -
Samsung tổ chức SIC Tech Day 2025 tại Hà Nội, tiếp tục hỗ trợ đào tạo nhân tài công nghệ cho Việt Nam -
Triển lãm “Con đường thống nhất”: Tái hiện lịch sử sống động tại Nhà và Hầm D67 -
Bến Tre Đồng Khởi với tầm nhìn và khát vọng mới
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)