
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
Tàu bệnh viện USNS Comfort của Hải quân Mỹ di chuyển qua khu vực cầu Verrazzano-Narrows, New York. Ảnh: AFP |
Tuy nhiên, đảng Dân chủ sẽ phải đối mặt với những thách thức khi cài cắm quy định tăng lương tối thiểu vào dự luật về gói cứu trợ 1.900 tỷ USD này.
Các đảng viên Dân chủ kiểm soát Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật với tỷ lệ phiếu 219 - 212. Dự luật sau đó đã được chuyển đến Thượng viện - nơi mà phe Dân chủ lên kế hoạch vận động pháp lý để dự luật được thông qua mà không cần sự ủng hộ của phe Cộng hòa.
Với gói cứu trợ trên, Mỹ sẽ ưu tiên chi cho tiêm vaccine kháng Covid-19 và vật tư y tế, đồng thời triển khai một đợt hỗ trợ tài chính khẩn cấp mới tới các hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ, cùng chính quyền bang và các địa phương.
Các thành viên đảng Dân chủ đánh giá gói cứu trợ trên là cần thiết để đối phó đại dịch Covid-19, thứ virus đã cướp đi sinh mạng của hơn 500.000 người Mỹ và khiến hàng triệu người mất việc làm.
"Người Mỹ cần biết rằng chính phủ luôn sẵn sàng giúp đỡ họ", Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi nhấn mạnh trong cuộc tranh luận tại Hạ viện. Trong khi đó, đảng Cộng hòa, những người trước đó ủng hộ chi mạnh tay chi phòng chống Covid-19 và kích thích nền kinh tế, lại cho rằng phần lớn các hạng mục trong gói cứu trợ trên là không cần thiết, đặc biệt là nội dung liên quan đến một hệ thống tàu điện ngầm gần thành phố San Francisco của bà Pelosi. Phe Cộng hòa cũng dẫn chứng rằng chỉ có 9% trong tổng giá trị gói cứu trợ lần này sẽ chi trực tiếp cho chống dịch.
"Họ chỉ ném tiền ra mà không có trách nhiệm giải trình", ông Kevin McCarthy, lãnh đạo phe Cộng hòa (chiếm thiểu số) tại Hạ viện nói.
Cuộc bỏ phiếu thông qua gói cứu trợ lần này tại Hạ viện là lần thử nghiệm thành công đầu tiên của phe Dân chủ, với tỷ lệ phiếu chiến thắng khá hẹp 221 - 211. Những người tiến bộ và ôn hòa nhưng vốn thường xuyên bất hòa trong đảng Dân chủ, trước mắt sẽ phải đối diện với những "trận chiến" gay go hơn về chính sách nhập cư và biến đổi khí hậu mà Tổng thống Biden muốn thúc đẩy.
Ngay từ những tuần đầu tiên nắm quyền, Tổng thống Biden đã tập trung giải quyết cuộc khủng hoảng y tế lớn nhất tại Mỹ trong một thế kỷ qua do đại dịch Covid-19. Đây là cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội Mỹ.
Các thành viên đảng Dân chủ đặt mục tiêu gửi dự luật về gói cứu trợ Covid-19 đến Tổng thống Biden ký ban hành luật trước giữa tháng 3, khi chương trình trợ cấp thất nghiệp bổ sung và một số khoản viện trợ khác sắp hết hạn.
Các khoản chi tiêu trong gói cứu trợ lần này bao gồm khoản thanh toán trực tiếp 1.400 USD cho từng người dân, cùng khoản trợ cấp thất nghiệp liên bang 400 USD/tuần đến hết ngày 29/8 và trợ cấp cho những người gặp khó khăn trong trả tiền thuê nhà và thế chấp nhà trong đại dịch.
Việc chuyển dự luật sang cho Thượng viện xem xét bỏ phiếu có thể đối mặt với kết quả bất phân thắng bại - nơi mà đảng Cộng hòa đang giữ 50 ghế, còn đảng Dân chủ cùng các đồng minh kiểm soát 50 ghế còn lại.
Thách thức đối với các thành viên Đảng Dân chủ là phải tìm ra cách để đề xuất tăng lương tối thiểu được thông qua, bởi đề xuất này có nguy cơ bị loại ra khỏi dự luật theo các quy tắc phức tạp đang chi phối Thượng viện.
Gói cứu trợ 1.900 tỷ USD vừa được Hạ viện thông qua nhắm đến tăng lương tối thiểu quốc gia theo giờ lần đầu tiên kể từ năm 2009, từ mức 7,25 USD lên 15 USD. Đây cũng là ưu tiên hàng đầu của các thành viên Dân chủ tiến bộ.
Tuy nhiên, một chuyên gia về các quy tắc trong Thượng viện Myx cho rằng đề xuất tăng lương tối thiểu của phe Dân chủ không đủ điều kiện để áp dụng quy tắc đối xử đặc biệt - một quy tắc cho phép các nội dung còn lại của dự luật được thông qua với phiếu đa số thay vì cần đến 60 phiếu để xúc tiến hầu hết các nội dung dự luật.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi dự đoán dự luật cứu trợ lần này sẽ được Quốc hội Mỹ thông qua dù có hoặc không có quy định tăng lương; đồng thời "bà đầm thép" cũng khẳng định đảng Dân chủ sẽ không từ bỏ thúc đẩy vấn đề này.

-
Chủ tịch Fed Jerome Powell: Áp đặt thuế quan làm tăng thất nghiệp, lạm phát cao tại Mỹ
-
Mỹ bắt đầu áp thuế cơ sở 10% đối với tất cả đối tác thương mại
-
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chia sẻ về "cuộc điện đàm rất hiệu quả" với Tổng Bí thư Tô Lâm
-
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ từ ngày 10/4
-
Giới phân tích chỉ ra 2 ưu tiên của Trung Quốc khi ứng phó với thuế quan Mỹ -
WTO cảnh báo tác động từ các biện pháp thuế mới của Mỹ với thương mại toàn cầu -
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước -
Loạt "ông lớn" của Mỹ bị ảnh hưởng khi Tổng thống Trump áp thuế -
Mỹ áp thuế quan "có đi có lại" đối với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Dòng vốn đầu tư tìm về các quỹ ETF châu Âu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort