-
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng
Huyện Tứ Kỳ, Hải Dương có vị trí địa lý giáp với cửa biển Thái Bình và Văn Úc của TP. Hải Phòng, có môi trường nước lợ, độ mặn 0,3-0,5%, Nhờ vậy, đã tạo ra vùng đất bãi ngoài đê sông Thái Bình, Sông Luộc màu mỡ, phù hợp với sản xuất nông nghiệp hữu cơ kết hợp khai thác rươi, cáy đặc sản 257 ha tại các xã Bình Lãng, Chí Minh, An Thanh, Cộng Lạc, Quang Trung, Nguyên Giáp, Hà Thanh.
Ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương giới thiệu tới Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan về các sản phẩm OCOP của xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ. Ảnh: Thành Chung |
Toàn huyện có trên 9.200 ha đất nông nghiệp, chiếm 55% tổng diện tích đất tự nhiên.
Đến nay, huyện đã có 10 sản phẩm OCOP được tỉnh công nhận, trong đó có 6 sản phẩm 4 sao; 137ha lúa, chuối, cây ăn quả, rau tại An Thanh được chứng nhận hữu cơ, sản lượng 1.182 tấn/năm; trên 20 ha rau quả được chứng nhận VietGAP, 10 ha chuối thâm canh cao được chứng nhận GlobalGAP, trên 100ha sản xuất thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Có 296 ha liên vùng nuôi trồng thủy sản đang được hoàn thiện để trình UBND tỉnh Hải Dương công nhận vùng thủy sản ứng dụng công nghệ cao theo Quyết định 66/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ...
Tổng sản lượng nông sản hữu cơ hàng năm khoảng 2.300 tấn/năm (lúa 1.230 tấn, rươi 200 tấn, cáy 90 tấn, chuối 780 tấn), cho thu nhập từ 400 - 450 triệu đồng/ha/năm.
Các sản phẩm OCOP của xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Ảnh: Thu Lê |
Phát biểu tại buổi lễ, bà Vũ Thị Hà, Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ nhắc tới câu ca “Tháng chín đôi mươi tháng 10 mồng 5” để nói về mùa thu hoạch rươi, cáy (từ tháng 3-9 âm lịch); cà ra (tháng 9,10 âm lịch) và rạm (tháng 4,5 âm lịch) - các đặc sản nổi tiếng của Tứ Kỳ.
Hiện tại, Tứ Kỳ đã có 3 sản phẩm nông nghiệp là Gạo bãi rươi, Rươi cấp đông, Cáy cấp đông được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể, được Hội đồng thẩm định tỉnh Hải Dương công nhận đạt sản phẩm OCOP, đánh giá xếp hạng 4 sao vào năm 2019.
Năm 2021, Chả rươi và Rươi niêu được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.
Bà Vũ Thị Hà cho biết, huyện đã thực hiện Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” của UBND tỉnh Hải Dương và Đề án “Phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung, hiệu quả và bền vững giai đoạn 2021-2025” của huyện ủy, UBND huyện Tứ Kỳ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án nhằm mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và các sản phẩm hữu cơ đặc hữu, các sản phẩm chủ lực của huyện.
Huyện cũng đã xây dựng, phát triển các vùng sản xuất và xây dựng thương hiệu các sản phẩm, nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế vùng sản xuất ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.
Đến năm 2022, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên vùng khai thác rươi, cáy của xã An Thanh đã có những bước đột phá.
Ngoài các giống lúa truyền thống đã gieo cấy trong những năm qua, vụ Xuân 2022 có thêm giống lúa mới được đưa vào canh tác, hứa hẹn cho vụ thu hoạch đạt năng suất kỳ vọng. Đó là giống lúa cho sản phẩm “Gạo ngon nhất thế giới” danh hiệu được vinh danh tại cuộc thi World’s Best Rice lần thứ 11 tại Phillipines - giống lúa ST25.
Mùa 2021 và vụ Xuân 2022 cho thấy đây là giống lúa ít sâu bệnh, chống đổ tốt nhất trong các giống lúa hiện nay tại địa phương. Năng suất, chất lượng gạo ST25 tại vùng nước lợ này rất thơm, dẻo, ngon, hơn hẳn các giống chất lượng đã gieo cấy trên vùng hữu cơ này từ trước đến nay.
Hội thi gặt lúa rươi hữu cơ vụ xuân 2022 xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ. Ảnh: Thanh Sơn |
Vào ngày 13/5/2022, vùng sản xuất nông nghiệp kết hợp với khai thác rươi, cáy quy mô 137 ha thuộc xã An Thanh được chứng nhận đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (TCVN 110441-2:2017), với các sản phẩm được chứng nhận gồm: lúa 104,5 ha, chuối 25 ha, mít 05 ha, rau ăn lá 1,5 ha, rau gia vị 01 ha.
Sản lượng trung bình đạt trên 1.000 tấn: Lúa 450 tấn/năm, chuối 500 tấn/năm, mít 100 tấn/năm, rau ăn lá 15 tấn/năm, rau gia vị 10 tấn/năm,... Giá trị sản xuất ước đạt 500 - 700 triệu đồng/ha.
Đây là vùng sản xuất hữu cơ được công nhận đầu tiên của huyện và của tỉnh Hải Dương.
Phát biểu tại Lễ hội, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đã đánh giá cao sáng kiến của tỉnh Hải Dương, huyện Tứ Kỳ trong việc tổ chức Lễ hội. Đó là dịp để tôn vinh các sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao, tôn vinh các đặc sản vùng miền.
“Với tư duy mới ‘Người Hải Dương làm nông nghiệp vị nhân sinh’ cần được triển khai sâu rộng, dành tình yêu cho nông nghiệp, yêu thiên nhiên, làm sạch, đẹp môi trường. Tinh thần nhân văn sẽ làm hạt gạo của chúng ta đi xa, sản phẩm nông nghiệp đi xa, đến được với nhiều người tiêu dùng hơn”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ Trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ, Tư duy mới “Người Hải Dương làm nông nghiệp vị nhân sinh” cần được triển khai sâu rộng. Ảnh: Thanh Sơn |
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, huyện Tứ Kỳ nói riêng và người làm nông nghiệp nói chung cần chú trọng tưới 4 nấc thang tạo ra giá trị gia tăng nông nghiệp. Xây dựng nền nông nghiệp đa tầng, đa giá trị và mong muốn trong thời gian tới, nông sản Hải Dương sẽ tiếp tục được nhân dân trong và người nước biết tới và thưởng thức nhiều hơn.
Phát biểu tại Lễ hội, ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương khẳng định: “Hải Dương đang định hướng phát triển nền nông nghiệp đa tầng, đa giá trị dựa trên những tiềm năng riêng có, khai thác tối đa những ưu thế do thiên nhiên ban tặng. Việc tổ chức Lễ hội là tầng thứ 4 nhằm nâng cao giá trị nông sản, văn hóa, lịch sử. Vừa qua, tỉnh Hải Dương đã tổ chức Lễ hội Cà rốt, Lễ hội mở vườn vải Thanh Hà. Qua đó đã giúp nông sản Hải Dương bay cao, bay xa, đến với người dân trong và ngoài nước, đến với những thị trường khó tính, có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm”.
Lễ ký kết hợp đồng liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm. Ảnh: Thanh Sơn |
Lễ cắt băng xuất bán chuyến hàng lúa, chuối hữu cơ đầu tiên của HTX dịch vụ nông nghiệp An Thanh. Ảnh: Thanh Sơn |
Lễ hội cũng đã chứng kiến lễ ký kết hợp đồng liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm; cắt băng xuất bán chuyến hàng lúa, chuối hữu cơ đầu tiên của HTX Dịch vụ nông nghiệp An Thanh.
Ông Phạm Xuân Luận, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp An Thanh:
"Những năm qua, người nông dân đã đồng hành với chính quyền xã và doanh nghiệp cải tạo, phục hồi vùng đất này. Và nay đã được cấp giấy chứng nhận vùng sản xuất hữu cơ với diện tích 137 ha.
Hiện nay, với việc Công ty cổ phần Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh đưa giống lúa ST25 về trồng vụ đầu tiên, giá trị đạt được tăng cao so với giống lúa trước đây bà con tự trồng. Đặc biệt, trên cùng 1 diện tích đất nông nghiệp được công nhận đạt chuẩn hữu cơ này, chúng tôi sản xuất được cả lúa ST25, trồng chuối, nuôi và khai thác rươi cáy gối vụ luân phiên, nên không có tháng nào trong năm đồng ruộng không mang lại “lộc” cho người nông dân".
Ông Nguyễn Việt Thắng, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Kinh doanh Chế biến nông sản Bảo Minh:
"Việc hợp tác đầu tiên của chúng tôi với chính quyền xã An Thanh, HTX Nông nghiệp An Thanh là xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Cách đây 2 tháng, đã có 137 ha đã được công nhận đạt chuẩn hữu cơ. Sau đó, chúng tôi đã đưa giống lúa ST25 về trồng, bởi vùng đất này có đặc tính thổ nhưỡng gần giống với vùng Sóc Trăng nên thích hợp cho cây lúa phát triển. Chúng tôi cung cấp giống, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn bà con kỹ thuật, giám sát quá trình chăm sóc cây lúa để đảm bảo tiêu chuẩn hữu cơ và bao tiêu toàn bộ sản phẩm theo hợp đồng với HTX.
Sản phẩm mới giống lúa ST25 trồng tại ruộng rươi hữu cơ của xã An Thanh được chúng tôi thu mua với giá từ 20-21.000 đồng/kg, cao gấp 3 lần so với giống lúa trước đây người dân tự trồng. Theo tính toán của chúng tôi, việc trồng thêm giống lúa này trên ruộng rươi hữu cơ giúp người nông dân tăng thu nhập thêm từ 4-5 triệu/sào ruộng so với trước đây. Mục tiêu trong 10 năm tới, chúng tôi sẽ cùng với người nông dân xã An Thanh nâng quy mô vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ từ 137 ha hiện nay lên 500 ha".
-
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Xuân, Tết 2025 -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng -
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025