-
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng -
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5% -
Doanh nghiệp tư nhân cũng được hành nghề công chứng -
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ -
PTC2 tăng cường kiểm tra hệ thống truyền tải điện tại các tỉnh, thành đang mưa lớn
Theo đó, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương sẽ triển khai 18 nhiệm vụ khoa học và công nghệ mới triển khai, 30 nhiệm vụ đã phê duyệt, ký hợp đồng, tiếp tục thực hiện trong năm nay. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ bắt đầu thực hiện từ năm 2023 sẽ có 13 Đề tài (thuộc 04 lĩnh vực: Khoa học nông nghiệp - 04 Đề tài; Khoa học y, dược - 03 Đề tài; Khoa học xã hội - 04 Đề tài; Khoa học kỹ thuật và công nghệ - 02 Đề tài);
Các nhiệm vụ thuộc Chương trình “Ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025” có 04 Đề tài và 01 Dự án; Danh mục 30 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã phê duyệt, ký hợp đồng thực hiện, tiếp tục thực hiện năm 2023; Kinh phí hoạt động nghiệp vụ quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2023 (tổng kết, nghiệm thu và xác định, tuyển chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ...).
Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học-công nghệ năm 2023 với một số đơn vị |
Tổng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học trên 26 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí cấp năm 2023 là 11,894 tỷ đồng; kinh phí cấp năm 2024 là 11,116 tỷ đồng; kinh phí cấp năm 2025 là 2,802 tỷ đồng; kinh phí cấp năm 2026 là 267 triệu đồng; kinh phí hoạt động nghiệp vụ quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2023 là 1,083 tỷ đồng.
Ông Phạm Văn Mạnh, Quyền Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương cho biết, năm 2023, sở sẽ chú trọng cho việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao; chuyển đổi số vào các lĩnh vực sản xuất và đời sống, vào các ngành kinh tế - xã hội của tỉnh. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức nghiên cứu trong việc nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhằm đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới của các đơn vị nghiên cứu vào trong thực tiễn sản xuất. Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ trên cơ sở có sự quan tâm đến các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ, công nghệ kỹ thuật số, công nghệ vạn vật kết nối Internet, công nghệ sinh học, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ... Ưu tiên nghiên cứu, giải quyết những vấn đề có tính cấp bách của tỉnh như: bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản, xây dựng nông thôn mới nâng cao, giải quyết ô nhiễm môi trường; phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại.
Trước đó, tại Kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2022 được tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 563/QĐ-UBND ngày 25/02/2022 với tổng số 33 Đề tài, Dự án ở 04 lĩnh vực (Khoa học Nông nghiệp, Khoa học Y dược, Khoa học Xã hội, Khoa học Kỹ thuật công nghệ). Trong đó, có 12 Đề tài, Dự án thực hiện từ năm 2021 chuyển tiếp sang năm 2022 và 21 Đề tài, Dự án được tuyển chọn bắt đầu thực hiện từ năm 2022.
Ngay sau khi có Quyết định 563, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương đã triển khai ký hợp đồng đối với 21/21 nhiệm vụ bắt đầu thực hiện mới từ năm 2022. Đối với 12 nhiệm vụ chuyển tiếp thì tổ chức thực hiện theo hợp đồng đã ký. Tổng kinh phí thực hiện của 33 Đề tài, Dự án khoa học công nghệ là 27,584 tỷ đồng, trong đó kinh phí thực hiện năm 2022 là 11,811 tỷ đồng. Kinh phí còn lại sẽ cấp vào các năm tiếp theo theo tiến độ thực hiện các Đề tài, Dự án.
Theo ông Mạnh, các Đề tài, Dự án được tuyển chọn, triển khai thực hiện năm 2022 đã đi vào trọng tâm, có tính khả thi cao, hướng vào giải quyết những vấn đề cấp thiết của thực tiễn sản xuất, đời sống.
Nội dung nghiên cứu đã tập trung vào ứng dụng, chuyển giao và nhân rộng các tiến bộ khoa học công nghệ trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, y dược và kỹ thuật công nghệ. Kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ đã mang lại hiệu quả thiết thực, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cung cấp luận cứ quan trọng cho việc xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản văn hóa, chăm sóc sức khỏe người dân.
Đặc biệt là các nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người dân. Niềm tin của người dân đối với khoa học ngày càng được củng cố và khẳng định.
-
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Dự kiến chiều 27/11 trình Quốc hội việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận -
Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực Công thương -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng
-
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5% -
Doanh nghiệp tư nhân cũng được hành nghề công chứng -
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang: Tăng cường ký hiệp định dẫn độ tội phạm -
Giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ chưa được quan tâm đúng mức -
Tội phạm cướp ngân hàng, cướp cửa hàng vàng tăng -
Giảm mạnh thuế cho báo chí, tăng thuế đồ uống có đường -
Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng 3 tuyến giao thông kết nối 2 bệnh viện
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử