
-
Hành trình đầu tư không thể mãi gian nan
-
Thép VAS, thép xanh Việt Nam ngời sáng trên đất Anh quốc
-
Đồng ý chủ trương Vietnam Airlines mua 50 tàu bay thân hẹp không cấp bảo lãnh Chính phủ
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp -
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
![]() |
Nhà máy điện Hiệp Phước cùng với Khu chế xuất Tân Thuận và Khu đô thị Phú Mỹ Hưng vốn là những dự án do Tập đoàn CT&D (Central Trading & Development Group) đến từ Đài Loan đầu tư tại TP. HCM.
Nhà máy điện Hiệp Phước ban đầu được đầu tư theo hình thức xây dựng - vận hành - sở hữu (BOO) nhận giấy phép đầu tư vào tháng 6/1993 với nguồn nhiên liệu đầu vào là dầu diesel. Nhà máy đã hoạt động từ tháng 7/1998 với 3 tổ máy có tổng công suất là 375 MW và vốn đầu tư 280 triệu USD.
Tuy nhiên Nhà máy điện Hiệp Phước đã dừng hoạt động từ cuối năm 2011 sau khi đề nghị tăng giá bán điện lên gấp 3 lần để không bị thua lỗ nhưng không được chấp nhận.
Được biết, Công ty TNHH Hải Linh đã hoàn tất việc mua lại Nhà máy điện Hiệp Phước với mục tiêu nâng cấp, cải tạo để chuyển sang dùng nhiên liệu khí đầu vào cho phát điện, thay vì dùng dầu diesel như trước đây.
Một số thông tin cho thấy, Công ty TNHH Hải Linh có ý định nâng cấp Nhà máy điện Hiệp Phước hiện nay lên quy mô 1.000 MW và có kế hoạch xây thêm nhà máy điện dùng khí khác với quy mô 1.500 MW cũng tại khu vực này.
Trước đó, vào năm 2009, Nhà máy điện Hiệp Phước đã lần đầu tiên nhận khí được cấp thông qua hệ thống đường ống dẫn khí Phú Mỹ - TP. HCM dài 39 km. Khi đó, công suất cấp khí của đường ống cho 3 tổ máy phát điện của nhà máy khoảng 104.000 m3 khí/giờ, tương đương với 2,7 triệu m3/ngày.
Được biết Công ty TNHH Hải Linh cũng đang thương thảo với Tổng công ty Phát điện 3 để cung cấp nguồn khí LNG nhập khẩu cho các nhà máy đặt tại khu vực Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) vào năm 2020.
Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 – năm 2019:
- Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 – năm 2019 do Báo Đầu tư và AVM Vietnam phối hợp tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị GEM (TP.HCM) vào thứ Ba, ngày 6/8/2019.
- Với chủ đề “Thay đổi để bứt phá/Going for breakthrough”, Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 sẽ bàn thảo các cơ hội M&A trong kỷ nguyên mới, những thay đổi cần có để thị trường M&A Việt Nam thực sự bứt phá, đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.
- Diễn đàn có các hoạt động chính: Hội thảo chính với các diễn giả hàng đầu Việt Nam và quốc tế; Vinh danh Thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu 2018 – 2019; Tiệc tối kết nối đầu tư; Phát hành Đặc san Toàn cảnh thị trường M&A 2019 (tiếng Việt – Anh); Khoá đào tạo quốc tế Chiến lược M&A để tăng trưởng đột phá.
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp -
Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 30 doanh nghiệp FDI tiêu biểu -
Doanh nghiệp có thể tự công bố giá xăng dầu -
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp -
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây