-
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão -
Ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã -
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý, sử dụng tài sản công -
Kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng -
Hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường -
Đánh giá về chống tiêu cực còn “mờ nhạt”
Hội thảo được tổ chức nhằm khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác lập Quy hoạch Thủ đô; của việc cụ thể hóa các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành liên quan và của TP. Hà Nội về công tác lập Quy hoạch Thủ đô; sự tham gia thực hiện công tác lập Quy hoạch Thủ đô của cả hệ thống chính trị TP. Hà Nội.
Đồng thời, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với các định hướng quan trọng theo Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 5/5/2022, của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Hội thảo cũng góp phần tuyên truyền tạo sự thống nhất giúp các cấp, ngành, cán bộ, công chức, viên chức, người dân trên địa bàn Thủ đô hiểu, nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác lập Quy hoạch Thủ đô trong phát triển kinh tế - xã hội TP. Hà Nội; huy động sự tham gia góp ý của các tổ chức chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp, nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu vào công tác lập Quy hoạch Thủ đô.
Để phục vụ tốt hơn cho quá trình lập Quy hoạch Thủ đô mà TP. Hà Nội đang nỗ lực và quyết tâm thực hiện, đặc biệt là hoàn thiện Báo cáo Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hội thảo “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” sẽ tập trung thảo luận 2 nhóm vấn đề lớn.
Nhóm 1 là “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”;
Nhóm 2 là “Thực tiễn xây dựng và thực hiện quy hoạch các ngành và quận, huyện Thành phố Hà Nội để sử dụng hiệu quả các nguồn lực thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Hội thảo dự kiến có khoảng 250 đại biểu tham dự, trong đó có đại diện các cơ quan Trung ương, các tổ chức quốc tế; lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, lãnh đạo các Sở, ban, ngành TP. Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã; các chuyên gia, nhà khoa học và các doanh nghiệp…
Trong quá trình chuẩn bị cho hội thảo, Ban Tổ chức nhận được hơn 60 bài tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học, các Bộ, ban, ngành Trung ương, các Sở, ban, ngành Hà Nội.
Các bài viết chất lượng, tâm huyết, đóng góp có giá trị cho sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. Ban Tổ chức lựa chọn một số tham luận trình bày trực tiếp tại Hội thảo. Đây là các tham luận tiêu biểu, tập trung vào các nội dung trọng yếu như: Lý luận và thực tiễn trong xây dựng Quy hoạch Thủ đô; Một số nội dung chủ yếu về Quy hoạch Thủ đô; Thể chế để phát triển Thủ đô theo hướng thông minh và bản sắc, tầm nhìn đến năm 2050; Cơ chế, chính sách “vượt trội”, đặc thù bảo đảm lợi thế so sánh và ưu thế cạnh tranh cho phát triển Thủ đô; Cách tiếp cận đa chiều đối với lập Quy hoạch Thủ đô; Quản lý Quy hoạch để phát triển không gian Thủ đô; Phát huy vai trò của các nguồn vốn tài chính, đất đai trong xây dựng và phát triển Thủ đô;…
Bên cạnh đó còn có các ý kiến trao đổi, góp ý, đề xuất ý tưởng của các nhà khoa học được mời tham dự Hội thảo. Kết thúc Hội thảo, trên cơ sở các ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, Ban Tổ chức sẽ hoàn thiện nội dung, đây sẽ là tài liệu quan trọng đối với công tác lập Quy hoạch Thủ đô mà Thành phố đang triển khai thực hiện, cũng như việc xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.
Với trí tuệ và tâm huyết, với sự đa dạng từ góc nhìn của nhà quản lý, nhà khoa học, Hội thảo kỳ vọng sẽ thu nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu để cụ thể hóa vào việc xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường -
Đánh giá về chống tiêu cực còn “mờ nhạt” -
Trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khôi phục sản xuất sau bão -
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới -
Sau bão số 3, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương thiệt hại hơn 36.000 tỷ đồng -
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3 -
Thủ tướng là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững