
-
Hậu Giang phát triển du lịch Ngã Bảy thông minh, hiệu quả, bền vững
-
Vì sao Việt Nam đang vượt Thái Lan trở thành điểm đến được khách Ấn Độ yêu thích?
-
Thành phố Huế: Chuỗi hoạt động chào mừng 30/4, 1/5/2025
-
Đã đến lúc du lịch Việt Nam thành điểm đến đáng sống, đáng yêu và đáng nhớ
-
Phố biển Nha Trang sẵn sàng cho đợt du lịch cao điểm 30/4 và 1/5 -
Hải Phòng “bắt tay” cùng với doanh nghiệp phát triển, nâng tầm du lịch đường sắt
Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long mới ký Quyết định số 152/QĐ-TTg về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025) đối với 5 di tích; trong đó, Hải Phòng có 2 di tích lịch sử quốc gia đặc biệt là: Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 (quận Hải An) và Cụm di tích liên quan đến nhà Mạc ở Dương Kinh (huyện Kiến Thụy). Đây là hai địa điểm mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương.
Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 tọa lạc tại phường Nam Hải (quận Hải An) là nơi Đức vương Ngô Quyền đặt đại bản doanh trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Nam Hán trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử; cũng là nơi thờ tự sau khi ông qua đời và được các vương triều nối tiếp ban 25 đạo sắc chính và hơn 20 sắc phong. Di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1986. Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2022.
![]() |
Di tích Từ Lương Xâm nơi thờ Đức Vương Ngô Quyền. |
Ngày nay, Từ Lương Xâm là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn khi ghé thăm Hải Phòng. Không chỉ mang giá trị lịch sử, nơi đây còn thu hút bởi sự linh thiêng và không gian kiến trúc cổ kính, đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam.
Cụm di tích liên quan đến nhà Mạc ở Dương Kinh (huyện Kiến Thụy) gồm 5 di tích: Từ đường họ Mạc được xếp hạng là di tích cấp quốc gia năm 2002; Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc được xếp hạng là di tích lịch sử cấp thành phố năm 2016; chùa Trà Phương được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2007; chùa Nhân Trai được xếp hạng di tích cấp thành phố năm 2003; đền - chùa Hòa Liễu được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1993. Cụm di tích không chỉ là nơi lưu giữ những di sản văn hóa quý báu của dân tộc mà còn là nơi để du khách tìm hiểu rõ nét hơn về quá khứ hào hùng của dân tộc ta xuyên suốt chiều dài lịch sử.
![]() |
Quần thể di tích Vương Triều Mạc. |
Trước đó, tại Quyết định 1473 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, có 6 di tích được xếp hạng, trong đó, có Cụm di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển (thành phố Hải Phòng, tỉnh Phú Yên, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau).
Bến tàu không số K15 tại quận Đồ Sơn, là điểm xuất phát đường Hồ Chí Minh trên biển. Dấu tích của bến xưa là những hàng cọc nhô lên khỏi mặt nước biển gần Vụng Sét. Bến K15 nơi khởi đầu con đường vận chuyển chiến lược trên biển chi viện chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.
![]() |
Bến tàu không số K15 tại quận Đồ Sơn. |
Như vậy, đến nay, Hải Phòng có 5 di tích được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Trong đó, di tích danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà được công nhận vào vào năm 2013; di tích lịch sử Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm được công nhận vào năm 2015.
![]() |
Quần đảo Cát Bà. |
Theo bà Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng, với công lao to lớn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Hải Phòng đã có quyết định thành lập Ban vận động UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và tiến hành xây dựng hồ sơ khoa học trình UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là danh nhân văn hóa của thế giới nhân kỷ niệm 450 năm Ngày mất của ông (1585-2035).
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Quy hoạch bảo quản tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Quy hoạch có mục tiêu dài hạn là bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của Di tích Đền thờ Trạng Trình cùng các di sản văn hóa phi vật thể gắn với cụm di tích. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống hiếu học và hình thành điểm du lịch lịch sử, văn hóa đặc sắc của địa phương.
![]() |
Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng. |
Mục tiêu ngắn hạn của quy hoạch là tu bổ, phục hồi Di tích Đền thờ Trạng Trình nhằm tôn vinh cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Danh nhân văn hóa Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái của di tích, các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với di tích.
Về định hướng phát huy giá trị Di tích Đền thờ Trạng Trình gắn với phát triển du lịch, Quyết định số 151/QĐ-TTg nêu rõ, tập trung thu hút thị trường khách nội tỉnh, đặc biệt từ các trường học các cấp, khách từ Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và chú trọng khách du lịch lễ hội, tín ngưỡng, thăm quan học tập, về nguồn.
Bên cạnh đó, địa phương phát triển các sản phẩm du lịch chính, gồm: Du lịch lễ hội, thăm quan, du lịch sự kiện văn hóa, tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật; du lịch sinh thái, trải nghiệm thiên nhiên tại những địa danh gắn liền với con người và cuộc đời Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Đồng thời, hình thành các khu dịch vụ bổ trợ cung cấp các sản phẩm lưu niệm là các con giống của loại hình nghệ thuật truyền thống múa rối nước, múa rối cạn, sản phẩm trạm khắc gỗ Bảo Hà, các sản phẩm nông nghiệp của địa phương như: thuốc lào Triền Am, các món ăn chế biến từ sản vật rươi Vĩnh Bảo, cá Hội Am, gạo thơm Vĩnh Bảo, bánh trôi Liên Am, nem chân giò và chuối nấu Vĩnh Phong, cà ra sông Hóa...
Trước đó, đầu tháng 1/2025, Bộ kim phẩm Đền Nghè cũng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Bộ kim phẩm gồm 16 hiện vật gồm: 1 đôi vòng; 1 lá vàng; 1 thẻ lá trầu, 3 quả cau; 1 chuỗi hạt; 1 quạt; 2 sáp môi; 3 cái cúc; 1 đôi hoàn to; 2 đôi hoàn nhỏ... Tất cả đều được chế tạo từ vàng, được chọn lọc có tỷ lệ thành phần vàng từ 92 đến 98%. Hiện, bộ kim phẩm được Bảo tàng Hải Phòng lưu giữ.
![]() |
Bộ kim phẩm Đền Nghè, niên đại đầu thế kỷ XX, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hải Phòng. |
Căn cứ vào các tài liệu lưu trữ, nghiên cứu về lịch sử hình thành, tồn tại của Đền Nghè và đặc trưng về phong cách nghệ thuật, trang trí mỹ thuật trên hiện vật, Bảo tàng Hải Phòng xác định Bộ kim phẩm Đền Nghè được người Việt Nam chế tác vào thời Nguyễn, đầu thế kỷ XX, với các đặc trưng sau: Hoa văn rồng, Hoa văn tứ quý, Hoa văn hoa chanh, chấm tròn nhỏ... Trên một số hiện vật có khắc chữ: “Trung Thiên Thánh Mẫu”; “Trang Huy Thượng Đẳng Thần”, “Dực Bảo Trung Hưng”... đều là những tên mỹ tự của Nữ tướng Lê Chân.

-
Vì sao Việt Nam đang vượt Thái Lan trở thành điểm đến được khách Ấn Độ yêu thích? -
Hà Nội: Nhiều chương trình văn hóa, du lịch, trải nghiệm đặc sắc dịp lễ 30/4, 1/5 -
Ứng dụng công nghệ số gia tăng trải nghiệm cho khách du lịch quốc tế -
Thành phố Huế: Chuỗi hoạt động chào mừng 30/4, 1/5/2025 -
Lần đầu Triển lãm ẩm thực 3D tại chương trình "Huế - Kinh đô ẩm thực" -
Công bố Năm Du lịch Quốc gia Huế 2025 tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản -
Đã đến lúc du lịch Việt Nam thành điểm đến đáng sống, đáng yêu và đáng nhớ
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô