-
2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây -
Hội hoa Xuân và các sản phẩm OCOP vùng miền Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ diễn ra trong 5 ngày -
Hơn 2.000 runner tham gia nhận Bib Giải chạy PV GAS ngày đầu năm mới 2025 -
SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan "tiếp lửa" đội tuyển Việt Nam -
Có một Đảng bộ huyện xuất sắc ở Thái Bình
Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Đền thờ Lê Khắc Cẩn cho TP. Hải Phòng, tháng 5/2024 |
Di sản đa dạng, phong phú và giàu bản sắc
TP. Hải Phòng có nhiều nét văn hóa đặc thù, phát triển văn hóa song hành cùng phát triển kinh tế - xã hội. Vùng đất địa linh, nhân kiệt, đầu sóng ngọn gió đã tạo nên khí chất, bản lĩnh của người Hải Phòng, hòa trong quá trình dựng nước, giữ nước trước kia và xây dựng đất nước, Thành phố hôm nay. Nét riêng đó thể hiện rất đậm nét trong bản sắc văn hóa, con người vùng cửa biển. Thơ, ca, hò, vè, các phong tục cổ xưa luôn hòa quyện vào nhạc họa, các loại hình nghệ thuật hôm nay.
Hải Phòng có hơn 400 lễ hội, trong đó có 9 lễ hội và 2 nghệ thuật trình diễn dân gian được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đặc biệt, Hải Phòng có 2 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh là: Ca trù (di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp) và Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại). Toàn Thành phố có 15 nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Một số câu lạc bộ nghệ thuật trình diễn dân gian được thành lập, duy trì và phát triển, tiêu biểu là Câu lạc bộ Ca trù, Câu lạc bộ Hát đúm.
Trên địa bàn Thành phố có hệ thống làng nghề phong phú, lâu đời. Một số làng nghề được phục hồi và phát triển đã đóng góp giá trị cho xã hội, như làng nghề tạc tượng Đồng Minh (huyện Vĩnh Bảo), làng nghề gốm Minh Tân (huyện Thủy Nguyên).
Đây cũng là vùng đất giàu truyền thống, với 943 di tích văn hóa, lịch sử. Trong đó, có 1 di sản thiên nhiên thế giới, 2 di tích quốc gia đặc biệt, 119 di tích quốc gia, 433 di tích cấp thành phố và gần 400 di tích trong danh mục kiểm kê. Năm 2024, có 2 di tích lịch sử quốc gia trên địa bàn Thành phố được công nhận là Đền thờ tiến sĩ, nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn (xã An Thọ, huyện An Lão) và Nhà lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Tiên Cường, huyện Tiên Lãng).
Đồng thời, Hải Phòng trình cấp có thẩm quyền cho phép lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng 3 di tích quốc gia đặc biệt. Đến nay, di tích bến K15 (quận Đồ Sơn) - điểm khởi đầu của con đường huyền thoại - đường Hồ Chí Minh trên biển đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Bên cạnh đó, Thành phố có 344 cổ vật, 21 bảo vật quốc gia, 3 bảo tàng tư nhân.
Sự đa dạng, phong phú về văn hóa bao trùm các địa phương. Huyện Thủy Nguyên, quận Lê Chân có các phường hát ca trù. Tại khu vực nội thành, hàng chục ca quán nổi tiếng ở Cánh gà ngoài (tức Dư Hàng Kênh), Cánh gà trong (tức khu Quán Bà Mau một thời - Lạch Tray), hay Cam Lộ (tức Thượng Lý), Quy Tức (khu Kiến An)... hiện vẫn còn dấu tích về sự hội tụ của những kép đàn, đào hát một thời vang bóng. Tổng Phục Lễ xưa (nay là các xã Phả Lễ, Lập Lễ, Phục Lễ (Thủy Nguyên) vốn là cái nôi của nghệ thuật hát đúm. Trải qua hàng trăm năm, những giá trị cốt lõi của loại hình này chưa bị mai một, các nghệ nhân luôn có ý thức gìn giữ và phát huy giá trị của các di sản văn hóa quý báu.
Tại các kỳ liên hoan, hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc và quốc tế, Hải Phòng đoạt nhiều giải thưởng cao và được đánh giá là một trong những địa phương có hoạt động sân khấu sôi nổi. Sân khấu kịch Hải Phòng từng là lá cờ đầu trong làng kịch nói của cả nước. Đoàn Chèo Hải Phòng từng hội tụ nhiều nghệ sĩ được mệnh danh là tinh hoa của Chiếng Chèo Đông.
Đặc biệt, Hải Phòng là một trong 3 thành phố trên cả nước giữ được 5 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp là chèo, cải lương, kịch nói, múa rối, ca múa nhạc. Các đoàn nghệ thuật này đều có bề dày hoạt động trên nửa thế kỷ với những thành tích đáng tự hào. Thành phố có 6 nghệ sĩ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và 67 Nghệ sĩ ưu tú.
Đề án Sân khấu truyền hình Hải Phòng được đánh giá là “điểm sáng”, tạo tiếng vang lớn trong cả nước, góp phần hồi sinh văn nghệ, văn hóa dân gian của dân tộc, thể hiện rõ sự trưởng thành của đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên trên địa bàn thành phố.
NSƯT Bùi Như Lai, người gắn bó với nhiều loại hình sân khấu của Hải Phòng nhận xét: “Ngành văn hóa Hải Phòng đã và đang tiếp tục khẳng định mình bằng những ý tưởng, tác phẩm nghệ thuật có giá trị, ý nghĩa thiết thực. Nhiều vở diễn có sự phong phú hơn về màu sắc, thể loại, được đầu tư có chất lượng lớn về nội dung và quy mô, phù hợp với nhiều đối tượng khán giả. Đây chính là việc lưu giữ, phát triển và lan tỏa những giá trị văn hóa, lịch sử, kết nối dòng chảy liên tục trong hành trình sáng tạo văn hóa từ quá khứ đến hiện tại và tương lai”.
Việc UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà, di sản liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam là kết quả quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy Hải Phòng về thực hiện nhiệm vụ chủ động hội nhập quốc tế và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, với mong muốn “biến di sản trở thành tài sản”, đưa văn hóa trở thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
Hải Phòng tự hào là vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu về văn hóa nghệ thuật, vùng đất đã sản sinh, nuôi dưỡng những tên tuổi lớn của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam. Người dân Hải Phòng hãnh diện và hạnh phúc khi những tên tuổi lớn của đất nước là những người con của Hải Phòng, hoặc từng sống và sáng tạo nghệ thuật tại Hải Phòng, như nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, họa sĩ Trần Văn Cẩn, họa sĩ Mai Trung Thứ. Thành phố còn có nhiều tác giả nhận giải thưởng cao quý về văn học nghệ thuật, như nhà thơ Hoàng Văn Bộ, nhạc sĩ Duy Thái, nghệ sĩ nhiếp ảnh Ngô Minh Nhật nhận Giải thưởng Nhà nước và nhà viết kịch Trần Đình Ngôn nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh. Điều đó càng khẳng định, bản sắc văn hóa Hải Phòng đã thấm đẫm trong từng con người nơi đây.
Phát huy giá trị di sản văn hóa đậm bản sắc Hải Phòng
Văn hóa là những điều tốt đẹp nhất còn đọng lại trong hành trình dài phát triển của một dân tộc, một đất nước. Vì vậy, bản sắc văn hóa chính là kho báu vô giá mà mỗi người dân sống trên đất nước Việt Nam được thừa hưởng. Chính những giá trị trường tồn qua hàng ngàn năm lịch sử đã gắn kết người Hải Phòng với cội nguồn và cũng là sức mạnh đưa Hải Phòng vươn xa trong khu vực và quốc tế, hòa vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Việc khai thác, phát huy giá trị văn hóa giàu bản sắc là trách nhiệm, là đam mê của nhiều người dân thành phố Cảng. Bà Nguyễn Thị Thắm, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Tố, Chủ nhiệm Câu lạc bộ ca trù An Biên chia sẻ: “Từ nhiều năm nay, việc đưa ca trù vào giảng dạy cho học sinh không phải để đào tạo ca nương hát ca trù chuyên nghiệp, mà mục tiêu của Nhà trường là tri ân tiền nhân, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Điều đó cũng giúp học sinh phát triển toàn diện hơn, có tâm hồn phong phú, yêu giá trị cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường”.
Bản sắc văn hóa, những giá trị vô giá từ các di sản văn hóa sẽ luôn tạo được dấu ấn đặc biệt trong mắt các nhà đầu tư, người dân, bạn bè trên thế giới. Bản sắc đó cũng đã đóng góp tích cực trong sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, mang lại kết quả thành công cho Thành phố.
Những năm qua, Hải Phòng đã có nhiều cơ chế nhằm phát huy hiệu quả giá trị văn hóa, như khôi phục lễ hội truyền thống chọi trâu Đồ Sơn, lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân, lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm...
Di sản văn hóa là tài sản vô giá, cần được bảo tồn và phát huy. Di sản phải được “sống” cùng cộng đồng dân cư, phải tham gia phát triển kinh tế, đó là ý tưởng mà thế giới, nhất là UNESCO khuyến cáo và đề nghị chúng ta. Hải Phòng đã làm khá tốt điều đó.
Qua mỗi mùa lễ hội, các di sản được biết tới nhiều hơn. TP.HCM, TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã có mô hình phát triển công nghiệp văn hóa và Hải Phòng cũng đang có nhiều cơ hội để phát triển mô hình này.
“Trên chặng đường cùng Thành phố đi lên, ngành văn hóa và thể thao luôn xác định con người là trung tâm, xây dựng và bảo tồn văn hóa vẫn phải từ bồi đắp con người, để con người trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là nguồn lực quan trọng nhất để xây dựng và phát triển bền vững”, TS. Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng khẳng định.
-
2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây -
Hội hoa Xuân và các sản phẩm OCOP vùng miền Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ diễn ra trong 5 ngày -
Hơn 2.000 runner tham gia nhận Bib Giải chạy PV GAS ngày đầu năm mới 2025 -
Dành hơn 500 tỷ đồng tặng quà cho người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
Ưu tiên đầu tư cho giáo dục là nhiệm vụ quan trọng, tầm nhìn đến năm 2045 -
Danh sách 20 chứng chỉ được miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT -
SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan "tiếp lửa" đội tuyển Việt Nam -
Hà Nội sắp thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với định danh số nhà -
Những chính sách giáo dục quan trọng có hiệu lực từ tháng 1/2025 -
Di sản văn hóa - động lực để Hải Phòng phát triển bền vững -
Công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia
-
1 TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
3 Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025 -
4 Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/1
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững