-
Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp với các nhà phân phối -
Hà Nội sẽ tăng ít nhất 50 hợp tác xã, 1.000 tổ hợp tác trong nông nghiệp -
Đổi mới sáng tạo cùng tính bền vững: Từ chiến lược đến thực tiễn -
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính toàn diện bằng giải pháp công nghệ -
The Makeover 2024: Bữa tiệc "thịnh soạn" đáng mong chờ cho hơn 1.000 lãnh đạo nhân sự và doanh nghiệp -
Thừa Thiên Huế: Chính thức đưa vào hoạt động trung tâm thương mại gần 4.000 tỷ đồng
Trong thời gian vừa qua đã có nhiều chính sách thuế mới được ban hành. Việc thực hiện chính sách thuế mới không thể tránh khỏi những vướng mắc đối với doanh nghiệp. Để góp phần hiểu rõ hơn về chính sách, pháp luật về thuế của tổ chức và doanh nghiệp Hàn Quốc trên địa bàn, Cục Thuế TP. Hải Phòng tổ chức chương trình đối thoại, giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2023.
Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Anh Quân, Phó chủ tịch Thường trực UBND TP. Hải Phòng cho biết: Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 883 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 26 tỷ USD. Trong đó, Hàn Quốc là quốc gia đứng đầu về cả số dự án và số vốn đầu tư, với 179 dự án, tổng số vốn đăng ký là 11,15 tỷ USD, chiếm 42,56% tổng số vốn đăng ký đầu tư vào thành phố.
Tiêu biểu là các dự án thuộc tổ hợp LG với tổng vốn đầu tư đạt 7,24 tỉ USD, chiếm 27,6% tổng vốn đầu tư FDI toàn thành phố. Riêng 6 tháng năm 2023, tổng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên toàn thành phố đạt 2,03 tỷ USD, bằng 184,7% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 101,57% kế hoạch năm 2023.
Ông Lê Anh Quân, Phó chủ tịch Thường trực UBND TP. Hải Phòng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Thanh Sơn |
“Để tăng hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài, thành phố đã có nhiều chính sách cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tính (PCI). Bên cạnh đó, chú trọng việc kết nối giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố. TP. Hải Phòng cam kết luôn nỗ lực nhằm kiến tạo một môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Hàn Quốc”, ông Quân nhấn mạnh.
Tại hội nghị, ông Phạm Văn Trung, Trưởng phòng Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế Cục Thuế TP. Hải Phòng đã tuyên truyền, phổ biến tới các doanh nghiệp Hàn Quốc về những nội dung cơ bản, điểm mới Nghị định số 44/2023/N Đ- CP của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội.
Hội nghị đối thoại với sự tham gia của trên 100 trên doanh nghiệp Hàn Quốc. Ảnh: Thanh Sơn |
Tại cuộc đối thoại đã có trên 20 câu hỏi, ý kiến, vướng mắc của các doanh nghiệp Hàn Quốc liên quan về việc kê khai thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng, thay đổi mã số thuế, thuế nhà thầu nước ngoài, thuế thu nhập cá nhân... với những tình huống, trường hợp cụ thể đã được đại diện Cục Thuế TP. Hải Phòng trả lời trực tiếp tại hội nghị.
Là một trong những doanh nghiệp Hàn Quốc lớn tại Hải Phòng, đại diện Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng đã nêu vướng mắc về xử lý trong trường hợp hàng bán bị trả lại. Theo quy định cũ tại điều 2.8 Phụ lục số 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về việc trả lại hàng như sau: Tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bản do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có).
Đại diện Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng có vướng mắc về xử lý trong trường hợp hàng bán bị trả lại. Ảnh: Thanh Sơn |
Tuy nhiên theo quy định mới là Nghị định 123/2020/NĐ-CP chưa hướng dẫn cụ thể cách xử lý trong trường hợp hàng bán trả lại. Ngoài ra, công văn số 2121/TCT-CS ngày 29/5/2023 về việc lập hóa đơn thực hiện Nghị định số 15/2022/NĐ-CP của Tổng Cục thuế có hướng dẫn: “Trường hợp hàng hóa đã mua trước 01/01/2023 với thuế suất 8%, sau ngày 31/12/2022 người mua trả lại hàng hóa do không đúng quy cách, chất lượng, thì người bán lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa để điều chỉnh giảm hoặc thay thế hóa đơn đã lập với thuế suất thuế GTGT 8%, người bán và người mua có thỏa thuận ghi rõ hàng bán trả lại”.
Theo công văn này khi khách hàng trả lại hàng bên bán phải lập hoá đơn điều chỉnh hoặc thay thế hoá đơn đã lập hoàn khác với quy định của Thông tư 39/2014/TT-BTC. Công ty muốn hỏi trường hợp hàng bị trả lại thì Công ty nên xử lý như thế nào để tuân thủ đúng quy định của luật? Đây là vướng mắc mà hiện rất nhiều các doanh nghiệp đang gặp phải trong hoạt động tại Hải Phòng.
Đại diện các phòng ban, lãnh đạo của Cục Thuế TP. Hải Phòng trả lời các câu hỏi của doanh nghiệp. Ảnh: Thanh Sơn |
Ông Seog Myeong Gug, Phó chủ tịch Hiệp hội thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại Hải Phòng chia sẻ: “Chúng tôi đến với buổi đối thoại hôm nay với mong muốn tìm hiểu về những điểm mới trong chính sách thuế mới đang áp dụng hiện nay. Tuy nhiên tôi cũng nhận thấy rằng với một buổi đối thoại như thế này cũng chưa thể giải đáp hết các vướng mắc của doanh nghiệp Hàn Quốc, do vậy bên cạnh buổi đối thoại hôm nay, tôi mong muốn thời gian tới, Cục Thuế tổ chức các buổi đối thoại chuyên sâu hơn về từng lĩnh vực thuế để chúng tôi có thể tiếp cận được kỹ hơn chính sách thuế thực hiện hiệu quả nghĩa vụ thuế đối với thành phố”.
Ông Hà Văn Trường, Cục trưởng Cục Thuế TP. Hải Phòng. Ảnh: Thanh Sơn |
Với vai trò là cơ quan nhà nước quản lý chuyên ngành thuế trên địa bàn, ông Hà Văn Trường, Cục trưởng Cục Thuế TP. Hải Phòng chia sẻ: Chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tập trung phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt chính sách thuế, đóng góp tích cực cho ngân sách thành phố. Cơ quan thuế cam kết tiếp tục sẽ là ‘người bạn đồng hành’, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp Hàn Quốc về chính sách, thủ tục thuế khi tham gia đầu tư trên địa bàn thành phố.
“Cục Thuế TP. Hải Phòng mong muốn tiếp tục đón nhận sự quan tâm phối hợp kịp thời, hiệu quả của Hiệp Hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Hải Phòng, sự phối kết hợp của các sở, ban, ngành thành phố trong công tác quản lý, cung cấp thông tin, chính sách thuế tới các doanh nghiệp Hàn Quốc trên địa bàn. Từ đó, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo môi trường bình đẳng, thuận lợi để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian tới”, ông Trường nhấn mạnh.
Trừ thuế TNCN và tiền thuê đất, số nộp ngân sách nội địa từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hàn Quốc tại Hải Phòng chiếm từ 23 đến 30% số thu doanh nghiệp FDI; trong đó 6 tháng đầu năm 2023 đạt 347 tỷ đồng (chiếm 15,2% số thu của doanh nghiệp FDI).
-
The Makeover 2024: Bữa tiệc "thịnh soạn" đáng mong chờ cho hơn 1.000 lãnh đạo nhân sự và doanh nghiệp -
Thừa Thiên Huế: Chính thức đưa vào hoạt động trung tâm thương mại gần 4.000 tỷ đồng -
Tập đoàn The Trump Organization trao đổi hợp tác đầu tư tại Hưng Yên -
Thừa Thiên Huế: Khai mạc hội chợ thương mại Festival 2024 -
Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới -
Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh nông nghiệp -
Người của Keppel ngồi ghế Tổng giám đốc công ty con của Khang Điền
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024