
-
Sun Group đề xuất làm tuyến đường ven sông và tuyến metro theo hình thức BT tại TP.HCM
-
Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát đề xuất quy hoạch đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh
-
Cộng hưởng sức mạnh để hút vốn FDI
-
Chỉ đạo nóng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại công trường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh
-
Bước đầu thống nhất xây dựng cầu Cần Thơ 2 vượt sông Hậu quy mô 6 làn xe -
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án lớn tại Khu kinh tế Vân Phong
![]() |
Cầu Hoàng Văn Thụ thuộc Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm (Hải Phòng). Ảnh: Hồng Phong |
Cùng với sự đầu tư về cảng biển, đường cao tốc, Hải Phòng đã có chiến lược đầu tư nhiều công trình hạ tầng giao thông quan trọng, có ý nghĩa trong phát triển kinh tế - xã hội. Hơn 10 năm trở lại đây, Hải Phòng còn được biết đến với tên gọi “thành phố của những cây cầu”.
Dự án Cầu Bính bắc qua sông Cấm, nối liền quận Hồng Bàng và huyện Thủy Nguyên, cùng với cầu Kiền và hệ thống Quốc lộ 10, Quốc lộ 5 đã đóng góp vào sự phát triển giao thông đường bộ phù hợp với chiến lược phát triển tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Cầu Khuể bắc qua sông Văn Úc, nối 2 bờ huyện An Lão và huyện Tiên Lãng đã góp phần cải thiện điều kiện hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn các huyện phía Nam của Thành phố.
Ấn tượng nhất phải kể đến cây cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á: cầu Tân Vũ - Lạch Huyện, với chiều dài hơn 16 km (gồm cả cầu và đường dẫn). Cây cầu đã được khai thác, sử dụng, mang lại giá trị và lợi ích to lớn cho Hải Phòng cũng như hoạt động giao thương của các tỉnh phía Bắc, đúng như lời ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã khẳng định: “cầu Tân Vũ - Lạch Huyện kết nối cảng Lạch Huyện (huyện Cát Hải) với đất liền; kết nối nội thành Hải Phòng với khu du lịch tầm cỡ quốc tế Cát Bà và người dân huyện đảo Cát Hải. Đây là cây cầu giúp đảo xa gần hơn với đất liền”.
Bắc qua sông Hàn, nối liền khu vực cuối của huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng, cầu Đăng và cầu Hàn đã hiện thực hóa ước mơ của những người nông dân tại địa phương. Hai cây cầu này góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông kết nối với nội đô Thành phố, nối liền các tuyến đường 351, 352, 354, 402 với Quốc lộ 37 và Quốc lộ 10; tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng và phát triển du lịch tới Khu di tích Quốc gia đặc biệt Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Mỗi cây cầu tại Hải Phòng đều đóng góp vai trò quan trọng cho sự phát triển. Cầu Vũ Yên I tạo sự kết nối liền mạch, góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông theo quy hoạch, tạo đà thúc đẩy phát triển khu vực đảo Vũ Yên. Cầu Tam Bạc mới song song với cầu xe lửa - cầu Quay, cầu vượt Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đình Vũ, cầu vượt Lê Hồng Phong cũng đã phát huy hiệu quả khi được đưa vào sử dụng. Cầu Hoàng Văn Thụ thuộc Dự án Đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm - sẽ là trung tâm hành chính, chính trị mới của Hải Phòng - cũng đã hợp long hôm 23/4, dự kiến sẽ khánh thành vào dịp Quốc khánh 2/9 tới đây.
Trong dịp kỷ niệm 64 năm Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2019), Thành phố khởi công xây dựng cầu sông Hóa vĩnh cửu (185,034 tỷ đồng) thay thế cầu phao sông Hóa, nối giữa huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) và huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình).
Ông Đỗ Tuấn Anh, Tổng giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng cho biết “Cầu sông Hóa sẽ tạo thành hệ thống giao thông vùng, góp phần giảm tải phương tiện qua Quốc lộ 10, đảm bảo mục tiêu xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân”.
Cũng trong năm 2019, 2 cây cầu nối Hải Phòng - Hải Dương cũng sẽ được khởi công xây dựng. Đó là cầu Quang Thanh, nối huyện An Lão (Hải Phòng) với huyện Thanh Hà (Hải Dương) và cầu Dinh, nối huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) với huyện Kinh Môn (Hải Dương), dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2020. Cầu Quang Thanh sẽ giúp giảm tải, đảm bảo an toàn giao thông trên Quốc lộ 5, Quốc lộ 10 và các tuyến đường khác trong khu vực, góp phần thúc đẩy sự phát triển vùng kinh tế Tây Nam của Hải Phòng và vùng Đông Nam của Hải Dương.
Đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có thêm 30 cây cầu mới
Với hệ thống 16 sông chính phân bố rộng khắp địa bàn Thành phố, tổng chiều dài hơn 300 km, cùng đặc điểm địa lý của vùng cửa biển, những cây cầu là huyết mạch quan trọng trong hệ thống giao thông, mở ra cơ hội kết nối giao thương, phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng. Trong những năm qua, Thành phố đã đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng để phát triển hệ thống cầu. Uớc tính, từ nay đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có thêm 30 cây cầu mới.

-
Chỉ đạo nóng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại công trường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh -
Bước đầu thống nhất xây dựng cầu Cần Thơ 2 vượt sông Hậu quy mô 6 làn xe -
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án lớn tại Khu kinh tế Vân Phong -
Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch Ninh Bình -
Chủ tịch Khánh Hòa kêu gọi nhà đầu tư cùng viết nên chương mới đầy hứa hẹn -
Việt Nam sắp có trung tâm tài chính quốc tế với cơ chế cạnh tranh -
Giao bổ sung kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương cho 4 địa phương
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới