-
Dự thảo chương trình đào tạo về vi mạch, bán dẫn trình độ đại học có gì đặc biệt? -
Từ 22/1, Hà Nội tạm dừng đào đường phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết -
[Ảnh] Công viên hồ Phùng Khoang: Không gian xanh mới của Thủ đô chính thức hoạt động trước thềm Tết Ất Tỵ -
Phố cổ Hà Nội đậm sắc màu văn hóa truyền thống với "Tết Việt - Tết phố 2025" -
Khách quốc tế trải nghiệm Tết Việt tại lễ hội Home Hanoi Xuan 2025 -
TP.HCM: Quyên góp hơn 500 triệu đồng hỗ trợ nghệ sĩ, vận động viên khó khăn đón Tết
“Đợi đến mùa xuân” là tác phẩm gây tiếng vang và có giá trị dự báo về đề tài giáo dục của tác giả Xuân Trình - nhà viết kịch tiên phong trong sự nghiệp đổi mới, với những phản ánh chân thực và sinh động đời sống xã hội... Ông đã được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2022.
Mở màn vở kịch |
Theo bà Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng thì, kịch bản “Đợi đến mùa Xuân” của tác giả Xuân Trình là một trong những tác phẩm “Sống mãi với thời gian”, bởi những thông điệp, quan điểm còn nguyên giá trị, mang hơi thở thời đại hôm nay. Vở kịch được thực hiện bởi êkip gồm Đạo diễn NSƯT Đỗ Kỷ, Nhạc sĩ NSND Trọng Đài, Họa sĩ - NSƯT Đăng Khoa, diễn viên Quỳnh Hoa (vai cô giáo Nhung)... chịu trách nhiệm chương trình Trưởng Đoàn Kịch nói Hải Phòng Trần Trung Hiếu, qua phần thể hiện của tập thể nghệ sĩ, diễn viên Đoàn Kịch nói Hải Phòng, Nhà hát kịch Việt Nam và một số đơn vị nghệ thuật trong Thành phố. Vở kịch hứa hẹn mang đến vở diễn hay, truyền tải thông điệp ý nghĩa về giáo dục, phát triển con người, nhất là đối với thế hệ trẻ.
NSƯT Đỗ Kỷ cho biết: “Đợi đến mùa Xuân” là tác phẩm ghi dấu ấn của tác giả Xuân Trình - người đã để lại hàng chục kịch bản nổi tiếng như Quê hương Việt Nam, Lập xuân, Hận thù từ đâu tới, Bạch đàn liễu, Thời tiết ngày mai, Mùa hè ở biển... Tác giả Xuân Trình đã được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật ngay trong đợt phong tặng lần đầu.
Các diễn viên trong vai thầy cô giáo |
Vở kịch xoay quanh câu chuyện dưới mái trường, với mối quan hệ đơn thuần ban đầu giữa cô giáo và học sinh, rồi mâu thuẫn tăng lên bởi sự can thiệp của cha mẹ học sinh và những biện pháp kỷ luật đối với giáo viên. Cụ thể là quãng đời đầy biến cố của cô giáo Nhung – đại diện cho những người thầy tận tụy, muốn giáo dục bắt nguồn từ sự tôn trọng học sinh và gìn giữ các chân giá trị, một người dám thay đổi quan niệm giáo điều, thiếu hợp lý và dũng cảm phê phán xu hướng bệnh thành tích trong giáo dục.
Gia đình cô giáo Nhung |
“Đợi đến mùa Xuân” là hồi chuông cảnh tỉnh, phản ánh những mặt trái tiêu cực, nhưng vẫn không quên nhắc nhở người xem hãy đặt niềm tin vào những nhà giáo chân chính.
Nội dung vở diễn đặt ra vấn đề tưởng chừng đã lâu, nhưng nó lại vẫn luôn mang tính thời sự, cấp bách cần giải quyết ngay cả trong giai đoạn hiện nay là cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa bảo thủ, cố hữu và sự đổi mới, giữa lý thuyết xa rời thực tại và cái hiện hữu của đời sống đương đại...
Nghệ sĩ Quỳnh Hoa (Nhà hát Kịch Việt Nam) - người đảm nhận vai cô giáo Nhung trong vở diễn đã từng chia sẻ tại buổi khởi dựng vở kịch nói này là: Giống như ước muốn của nhiều nhà hát kịch được dàn dựng vở diễn “Đợi đến mùa xuân”, bản thân Quỳnh Hoa từ thời còn trên ghế nhà trường đã mong ước được đứng trong vở diễn. Và giờ đây, Quỳnh Hoa sẽ nỗ lực hết sức để cùng với các nghệ sĩ diễn viên của Đoàn Kịch nói Hải Phòng và ê-kíp sáng tạo nghệ thuật thực hiện thành công vở diễn trên sân khấu Thành phố Cảng.
Kết thúc vở kịch "Đợi đến mùa xuân" |
Đặc biệt, thông qua nhân vật cô giáo Nhung trong vở diễn cũng đã truyền tới thông điệp: “Khi tôi gieo một hạt mẩy, nhất định nó sẽ nảy một mầm xanh. Nếu mùa đông giá rét nó chưa nảy thì mùa xuân ấm áp nó sẽ nảy mầm. Đừng có mất lòng tin, đánh mất nó chúng ta không còn gì để sống cả”.
Ê-kíp thực hiện vở kịch "Đợi đến mùa Xuân" |
Được biết, vở kịch “Đợi đến mùa Xuân” đã được tái hiện thành công trên nhiều sân khấu lớn của cả nước. Trong chương trình Sân khấu truyền hình Hải Phòng, Đoàn Kịch nói Hải Phòng sẽ gửi đến khán giả một tác phẩm đầy tươi mới và sáng tạo với các tình tiết đầy thuyết phục, phù hợp với xu thế, lối sống của lứa tuổi học sinh.
Tại chương trình thẩm định này, các thành viên Hội đồng Nghệ thuật Thành phố đã đóng góp ý kiến để ê-kip thực hiện hoàn thiện vở diễn trước truyền hình trực tiếp trên các kênh sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng vào 20h30’ ngày 28/10/2023.
-
Đón Tết Ất Tỵ 2025 tại Vincom: “Vui chào tôi mới - Hội Xuân phơi phới” -
Dự thảo chương trình đào tạo về vi mạch, bán dẫn trình độ đại học có gì đặc biệt? -
Từ 22/1, Hà Nội tạm dừng đào đường phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết -
[Ảnh] Công viên hồ Phùng Khoang: Không gian xanh mới của Thủ đô chính thức hoạt động trước thềm Tết Ất Tỵ
-
Phố cổ Hà Nội đậm sắc màu văn hóa truyền thống với "Tết Việt - Tết phố 2025" -
Khách quốc tế trải nghiệm Tết Việt tại lễ hội Home Hanoi Xuan 2025 -
Chương trình Xuân Quê hương 2025: Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới -
TP.HCM: Quyên góp hơn 500 triệu đồng hỗ trợ nghệ sĩ, vận động viên khó khăn đón Tết -
Hải Phòng khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 -
Tết Ất Tỵ 2025: Miền Bắc rét đậm, miền Nam lo ngại triều cường -
Báo chí đồng hành phát triển kinh tế - xã hội Cà Mau
-
1 Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
2 Bộ Giao thông Vận tải lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
3 Sắp thu phí cao tốc do Nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác -
4 Đề xuất đầu tư 950 tỷ đồng nâng cấp 32 km Quốc lộ 9B đoạn qua Quảng Bình -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/1
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land