
-
Giải pháp tiên phong giúp tái tạo bàn tay sau chấn thương nghiêm trọng
-
Tin mới y tế ngày 4/7: Nguy hiểm khôn lường vì mỡ máu tăng cao bất thường
-
Thu hồi hàng loạt giấy phép công bố thực phẩm chức năng và thiết bị y tế
-
Kiến nghị hậu kiểm cả thực phẩm chức năng trên sàn điện tử
-
Cảnh báo biến chứng nghiêm trọng do tiêm filler không rõ nguồn gốc -
Doanh nghiệp thực phẩm chức năng đối mặt nhiều quy định chặt chẽ hơn
Bên cạnh đó, theo cảnh báo của chuyên gia việc ăn thừa muối làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và gây ra rối loạn khác cho sức khỏe.
![]() |
Ăn thừa muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. |
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5 gam muối/ngày (tương đương với 1 thìa cà phê). Tuy nhiên, đa số người dân đều tiêu thụ muối gấp đôi so với khuyến cáo, tức là khoảng 10 gam/ngày.
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra toàn quốc năm 2015, trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 9,4 gam muối trong một ngày, nghĩa là cao gấp đôi so với khuyến cáo.
Số liệu cho thấy hiện nay tại Việt Nam cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp, cứ 3 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp do các bệnh tim mạch, chủ yếu tử vong do tai biến mạch não.
Theo một điều tra do cơ quan y tế thực hiện có 89,2% người nấu ăn luôn cho muối, mắm, gia vị mặn khác vào thực phẩm khi chuẩn bị, chế biến và nấu ăn; 70% thường xuyên trộn, chấm mắm, muối, bột ngọt, nước tương, mì chính và các gia vị có muối khác với thức ăn trong khi ăn (muối trên bàn ăn);
19,5% thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối như dưa, cà muối, mỳ ăn kiền, bim bim, lạc rang muối, hạt điều mặn, dưa chuột muối, thịt muối và các loại thịt chế biến khác (xúc xích, dăm bông, thịt xông khói, giò, chả...).
Mặc dù hầu hết người Việt Nam ăn nhiều muối nhưng chỉ có 16% số người khi được hỏi cho rằng bản thân có ăn mặn.
Ăn nhiều muối không tốt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe do vậy các chuyên gia khuyến cáo 3 biện pháp chính để giảm ăn muối là: Giảm lượng muối và gia vị mặn khi chế biến thức ăn; chấm nhẹ tay - hạn chế sử dụng và hạn chế lượng muối, gia vị, nước chấm đặt trên bàn ăn; giảm ngay đồ mặn - hạn chế sử dụng thực phẩm có nhiều muối.
Một số chuyên gia cũng khuyến cáo, nguyên tắc giảm muối là giảm từ từ, không giảm đột ngột, tránh làm ảnh hưởng đến vị giác.
Ưu tiên chọn thực phẩm tươi thay vì các món ăn mặn thường ngày được chế biến sẵn như thịt muối, cá hộp, thịt xông khói, xúc xích, giò chả, dưa muối, cà muối, mỳ ăn liền, bim bim...
Về chọn cách chế biến món ăn, theo chuyên gia dinh dưỡng Lê Thị Hải, người dân nên chế biến món luộc, hấp thay vì món kho, rim, rang... để làm giảm lượng muối ăn vào hằng ngày.
Người dân nên tự nấu ăn ở nhà để chủ động kiểm soát lượng muối ăn vào một cách tốt nhất. Cần hạn chế việc chấm nước mắm, bột canh.
"Tốt nhất, nên dùng các loại nước chấm pha loãng, dùng thêm các gia vị khác như chanh, ớt, tỏi để tăng vị giác, bù cho vị mặn bị bớt đi. Ngoài ra, nên sử dụng muối và bột canh có chứa iốt để phòng chống bướu cổ, thiểu năng trí tuệ và các rối loạn khác do thiếu iốt", chuyên gia khuyến cáo.

-
Cảnh báo biến chứng nghiêm trọng do tiêm filler không rõ nguồn gốc -
Doanh nghiệp thực phẩm chức năng đối mặt nhiều quy định chặt chẽ hơn -
62 bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm y tế chi trả 100%, không cần giấy chuyển tuyến -
Tin mới y tế ngày 3/7: Bước đột phá trong chẩn đoán hình ảnh tại Việt Nam -
Số hóa - trụ cột xây dựng mô hình bệnh viện thông minh -
Kem massage nhập khẩu bị thu hồi vì vi phạm công bố -
Tin mới y tế ngày 2/7: Người trẻ không được chủ quan với tăng huyết áp
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower