
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
Chứng khoán Nhật Bản sáng 27/2 dẫn đầu làn sóng giảm điểm tại châu Á khi chỉ số Nikkei 225 mất 1,79% còn Topix trượt 1,91%. Ảnh: AFP |
Hầu hết các ca nhiễm bệnh và tử vong do Covid-19 đến nay vẫn chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, số ca nhiễm Covid-19 bên ngoài Trung Quốc tăng vọt 2 tuần qua, đặc biệt tại Hàn Quốc, Italy và Iran. Dịch bệnh lan nhanh châm ngòi làn sóng bán tháo chứng khoán trên toàn cầu. Ngay tại thị trường Mỹ, chỉ số S&P 500 đã “bay” 1.700 tỷ USD chỉ trong hai phiên giao dịch gần đây.
Chứng khoán Nhật Bản sáng nay dẫn đầu làn sóng giảm điểm tại châu Á khi chỉ số Nikkei 225 mất 1,79% còn Topix trượt 1,91%. Vốn được coi là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng đồng yên Nhật Bản sáng nay vẫn trượt giá về mức 110,26 JPY/USD.
Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm 0,89% khi Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 1,25%. Đây được xem là động thái bất ngờ của ngân hàng này bởi trước đó các nhà phân tích dự báo cơ quan này sẽ cắt giảm lãi suất trong bối cảnh nước này ghi nhận số ca nhiễm tăng chóng mặt từ 31 lên 1.000 người chỉ trong vòng hơn 1 tuần.
Trung tâm Phòng và Kiểm soát Dịch bệnh của Hàn Quốc sáng nay xác nhận thêm 334 ca nhiễm Covid-19, đưa tổng số ca nhiễm virus tại nước này lên 1.595 người. Hàn Quốc hiện là quốc gia có số lượng người mắc Covid-19 nhiều nhất bên ngoài Trung Quốc.
Trước thời điểm Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc công bố giữ nguyên lãi suất, đồng won tiếp tục suy yếu so với đô la Mỹ và quy đổi ở mức 1.216,48 KRW/USD.
Trên thị trường chứng khoán Hong Kong, chỉ số Hang Seng ghi nhận mức giảm 0,75%. Trái lại, chứng khoán Trung Quốc đại lục đón sóng tăng điểm sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 26/2 cho biết số ca nhiễm Covid-19 tăng thêm trong ngày bên ngoài Trung Quốc lần đầu tiên vượt tổng số ca nhiễm mới trong ngày tại Trung Quốc.
Chỉ số Shanghai Composite tăng 0,3%, còn chỉ số thành phần Shenzhen Component nhích hơn 0,3%. Chỉ số Shenzhen Composite biến động tăng nhẹ.
Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 mất 1,05% khi cổ phiếu của các ngân hàng lớn hứng chịu làn sóng bán tháo. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) sụt giảm 0,47%.
Theo tuyên bố cuối ngày 26/2 (giờ Mỹ) của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Phó Tổng thống Mike Pence sẽ phụ trách công tác chống dịch Covid-19 ở Mỹ. Ông Trump cho rằng rủi ro từ dịch Covid-19 đối với nước Mỹ vẫn “rất thấp”.
Trong khi đó, Trung tâm Phòng và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ hôm 26/2 xác nhận lần đầu tiên xác nhận nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng Mỹ.
Sắc đỏ tiếp tục chi phối chứng khoán Mỹ đêm qua khi chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones chốt phiên mất 123,77 điểm còn 26.957,59 điểm. Tính đến hết phiên 26/2, chỉ số Dow Jones đã “bốc hơi” hơn 2.000 điểm.
Chỉ số S&P 500 đêm qua trượt 0,4% còn 3.116,39 điểm trong khi Nasdaq Composite ngược sóng tăng 0,2% lên 8.980,77 điểm.
Sắc thái trái ngược trên sàn Phố Wall xảy ra sau khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm lao đáy trong lịch sử còn 1,3088%. Trước đó, một quan chức Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ nhận định dịch Covid-19 đã đạt đỉnh.
Chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác trượt từ mức 99,051 trước đó về 98,989. Đô la Australia cũng mất giá và trao tay ở mức 1 AUD/0,6553 USD.
Giá dầu trên thị trường châu Á sáng nay sụt giảm, với giá dầu thô Brent giao kỳ hạn quốc tế giảm 1,37% còn 52,70 USD/thùng còn dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ trượt giá 1,48% về 48,01 USD/thùng.

-
Chủ tịch Fed Jerome Powell: Áp đặt thuế quan làm tăng thất nghiệp, lạm phát cao tại Mỹ
-
Mỹ bắt đầu áp thuế cơ sở 10% đối với tất cả đối tác thương mại
-
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chia sẻ về "cuộc điện đàm rất hiệu quả" với Tổng Bí thư Tô Lâm
-
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ từ ngày 10/4
-
Giới phân tích chỉ ra 2 ưu tiên của Trung Quốc khi ứng phó với thuế quan Mỹ -
WTO cảnh báo tác động từ các biện pháp thuế mới của Mỹ với thương mại toàn cầu -
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước -
Loạt "ông lớn" của Mỹ bị ảnh hưởng khi Tổng thống Trump áp thuế -
Mỹ áp thuế quan "có đi có lại" đối với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Dòng vốn đầu tư tìm về các quỹ ETF châu Âu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort