
-
Canada nhắm đến khối thương mại Mercosur để giảm phụ thuộc vào Mỹ
-
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật stablecoin, chuyển Tổng thống Trump ký ban hành
-
Tổng thống Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Indonesia, áp thuế quan 19%
-
Tăng trưởng quý II/2025 của Trung Quốc vượt kỳ vọng
-
Tổng thống Trump công bố mức thuế 30% đối với EU và Mexico -
Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế quan 35% đối với Canada từ ngày 1/8
![]() |
Nhà máy 800 tỷ yên của PSMC và SBI Holdings sẽ sản xuất chất bán dẫn ở các loại, từ 28 nanomet, 40 nanomet đến 55 nanomet. Ảnh: AFP |
Giai đoạn đầu của dự án 800 tỷ yên ở tỉnh Miyagi, phía bắc Thủ đô Tokyo sẽ cần khoản đầu tư 420 tỷ yên. PSMC và SBI Holdings cho biết họ sẽ chi trả một nửa chi phí xây dựng nhà máy, phần còn lại đến từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các khoản vay ngân hàng và trợ cấp của chính phủ.
Nhật Bản đang tìm cách thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn trong nước và sản xuất chip. Cho nên, dự án liên doanh giữa PSMC và SBI Holdings đã khẳng định nỗ lực của chính phủ Nhật Bản trong việc phát triển lĩnh vực chất bán dẫn.
Động thái của Nhật Bản và nhiều tập đoàn lớn trên thế giới diễn ra trong bối cảnh Mỹ gia tăng các hạn chế xuất khẩu đối với các chất bán dẫn và thiết bị quan trọng sang Trung Quốc, đồng thời tăng cường mở rộng đầu tư sản xuất chất bán dẫn trong nước.
Khi nhu cầu về chất bán dẫn tăng lên và công nghệ này hiện được xác định là có tầm quan trọng chiến lược, nên các quốc gia khác, bao gồm cả Nhật Bản, đang nỗ lực cải thiện năng lực của mình trên mọi phương diện.
Nhà máy 800 tỷ yên của PSMC và SBI Holdings sẽ sản xuất các loại chất bán dẫn, từ 28 nanomet, 40 nanomet, đến 55 nanomet. Chúng không phải là những con chip tiên tiến được sử dụng trong điện thoại thông minh, nhưng lại là "chìa khóa" cho các ứng dụng ô tô. Cần lưu ý rằng Nhật Bản là "đại bản doanh" của một số nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới như Toyota và Honda.
Hai tập đoàn PSMC và SBI Holdings không tiết lộ thông tin về tiến độ xây dựng và thời điểm nhà máy sẽ đi vào hoạt động, nhưng họ khẳng định sẽ cung cấp những thông tin chi tiết đó khi dự án trở nên cụ thể hơn.
Nhật Bản đang nỗ lực thúc đẩy các lĩnh vực của chuỗi cung ứng chất bán dẫn mà họ từng có thế mạnh trong quá khứ. Được biết, Nhật Bản đã đưa ra khoản trợ cấp cho các công ty để thành lập cơ sở sản xuất tại nước này.
Tháng 5/2023, hãng sản xuất chip nhớ Micron của Mỹ tuyên bố sẽ đầu tư tới 500 tỷ yên vào Nhật Bản trong vài năm tới, bao gồm cả vào sản xuất.
Còn tháng 6 vừa qua, một quỹ do chính phủ Nhật Bản hỗ trợ đã đề xuất mua lại gã khổng lồ vật liệu bán dẫn JSR với giá 903,9 tỷ yên.
Ngoài PSMC, hãng gia công chip Đài Loan TSMC cũng đang đặt kỳ vọng vào thị trường Nhật Bản. Tờ SCMP tháng trước đưa tin rằng TSMC, hãng gia công chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, đang xây dựng một nhà máy chip trị giá 8,6 tỷ USD trên đảo Kyushu, dự kiến vận hành vào năm 2024.
Hãng chip TSMC cũng có kế hoạch xây nhà máy thứ hai ở Nhật Bản với mục tiêu tạo ra những mẫu chip siêu hiện đại, chưa được sản xuất trước đây.

-
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật stablecoin, chuyển Tổng thống Trump ký ban hành -
Thuế quan đè nặng xuất khẩu của Nhật Bản, làm dấy lên nỗi lo suy thoái kinh tế -
Từ Didi đến DeepSeek, nhà đầu tư nước ngoài đang trở lại thị trường Trung Quốc -
Thị trường dầu lửa: Cân bằng mong manh giữa nhu cầu và cung -
Tác động từ thuế quan khiến CPI tháng 6/2025 của Mỹ tăng trở lại -
Tổng thống Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Indonesia, áp thuế quan 19% -
Tăng trưởng quý II/2025 của Trung Quốc vượt kỳ vọng
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam