
-
Hà Nội đẩy mạnh chống lãng phí, tiếp tục tạo đà tăng trưởng
-
Sắp khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội
-
Hà Nội thúc đẩy xây dựng Mạng lưới Không gian Văn hóa Sáng tạo
-
Hà Nội tăng cường theo dõi, ứng phó thiên tai từ sớm theo phương châm “4 tại chỗ”
-
Báo Tài chính - Đầu tư trao 100 suất quà cho các học sinh vượt khó ở Kon Tum -
“Tiếp sức mùa thi” 2025: Ứng dụng công nghệ AI hỗ trợ thí sinh vượt qua kỳ thi quan trọng
Nữ phóng viên sống ở thành phố Leeds đăng lên Twitter một đề nghị rất đơn giản vào sáng 16/5: "Tôi muốn xem bức ảnh bình thường cuối cùng trong điện thoại của các bạn". Ý tưởng này của cô xuất phát từ một bài báo trên BBC.
Chỉ trong vòng vài giờ, cô nhận được hàng nghìn phản hồi, trong đó có từ Monica Lewinsky, người phụ nữ nổi tiếng vì bê bối tình ái với cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton.
"Tôi thấy (nhà báo Mỹ) Jon Ronson trả lời và một đôi khá nổi tiếng khác, rồi sau đó tôi phát hiện ra Monica Lewinsky", Vinter kể. "Tôi nghĩ: lạ thật, làm thế nào cô ấy tìm thấy bài viết nhỏ bé của tôi?".

Phóng viên Joe Plimmer của tờ Guardian chụp ảnh cùng con trai trong lần đi dạo cuối cùng trước phong tỏa tại Cuckmere Haven, hạt Đông Sussex. Ảnh: Urszula Soltys
Với gần 8.000 hồi đáp, bài viết của Vinter hé lộ khát khao được nhìn lại cuộc sống trước khi lệnh phong tỏa áp đặt khắp thế giới nhằm ngăn chặn Covid-19. Từ khóa "lastnormalphoto" (bức ảnh bình thường cuối cùng) đã trở thành xu hướng nổi bật trên Twitter tuần này, trong đó mọi người chia sẻ bức ảnh cuối cùng mà họ chụp trước khi cuộc sống bình thường bị ngưng trệ vào cuối tháng 3.
Đó là hình ảnh những đứa trẻ vội vàng đến trường, hay bữa tiệc sinh nhật mà mọi người thoải mái ôm hôn và trò chuyện, đứng cách nhau chỉ 2 cm thay vì 2 mét như yêu cầu hiện nay.
Một người chia sẻ bức ảnh về trận đấu giữa Liverpool và Atletico Madrid hôm 11/3 ở giải Champions League, trong khi nhiều người gửi ảnh quây quần cùng ông bà. Lewinsky chia sẻ bức ảnh chụp một bó hoa mà cô được tặng.

Một người chia sẻ bức ảnh tại Qatar với chú thích "Khi chưa ai nghe tới cụm từ giãn cách xã hội". Ảnh: Twitter/James Varley
"Có rất nhiều thứ mà mọi người sẽ chọn làm nếu họ biết chuyện gì sắp xảy ra. Tôi cho rằng đó là khoảnh khắc thời gian đóng băng", Vinter nói.
Vinter, người làm việc cho tờ Yorkshire Post và thành lập trang tin Overtake, cho rằng có những bức ảnh không thực sự là bức cuối cùng được chụp trước khi phong tỏa.
"Đó là bức mà họ lựa chọn vì nó thú vị hoặc họ nghĩ rằng bức ảnh khiến họ trông tươi tắn", cô nói. "Thật vui khi mọi người phản ánh những gì họ đang làm một cách đặc biệt, vì cuộc sống thay đổi rất nhanh. Mọi người có cảm giác rằng điều gì đó sắp xảy ra, nhưng không ai biết giới hạn của nó ra sao".
Bức ảnh cuộc sống bình thường cuối cùng của Vinter được chụp tại một cửa hàng từ thiện, khi cô đang cân nhắc mua một chiếc gương.
"Có một chiếc gương thập niên 70 mà tôi thích, vì thế tôi đã chụp nó. Tôi muốn suy nghĩ và tưởng tượng xem nó sẽ đặt ở đâu trong nhà mình rồi sau đó sẽ quay lại mua nó. Rõ ràng, cửa hàng giờ đã đóng nhưng tôi hy vọng nó vẫn còn ở đó và không ai đến mua nó vào lúc này".

-
Sắp khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội -
Báo chí đồng hành cùng di sản: Kết nối văn hóa - thúc đẩy du lịch vùng -
Hà Nội dẫn đầu cả nước về tỷ lệ giảm xã, phường sau sắp xếp -
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt mục tiêu 100% dịch vụ công trực tuyến vào năm 2030 -
Hà Nội thúc đẩy xây dựng Mạng lưới Không gian Văn hóa Sáng tạo -
Hà Nội tăng cường theo dõi, ứng phó thiên tai từ sớm theo phương châm “4 tại chỗ” -
Báo Tài chính - Đầu tư trao 100 suất quà cho các học sinh vượt khó ở Kon Tum
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt