
-
Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
-
FWD ra mắt sản phẩm mới với tổng quyền lợi bảo vệ có thể lên đến 400%
-
Khối ngoại trở lại mua ròng, thị trường chứng khoán được kỳ vọng khởi sắc
-
Cuộc chơi bắt buộc phải chiến thắng của MB và cách chinh phục 30 triệu khách hàng số
-
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn -
Vàng thế giới tăng trước suy yếu của USD, giá SJC niêm yết 120,3 triệu đồng/lượng
![]() |
Tăng trưởng về giá trị của ngành hàng FMCG thông qua thương mại điện tử đã đạt con số 69% |
Xu hướng tất yếu
Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel vừa công bố báo cáo cho thấy, doanh thu hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), gồm thực phẩm, đồ uống, hóa mỹ phẩm, gia vị… qua thương mại điện tử đã gia tăng với tốc độ chóng mặt.
Theo Báo cáo "Tương lai của thương mại điện tử trong FMCG" của Kantar Worldpanel, thương mại điện tử hiện chiếm 4,6% tổng doanh thu của FMCG trên toàn cầu, doanh số bán hàng tạp hóa thông qua các nền tảng thương mại điện tử đã tăng 30% trong 12 tháng qua.
Cũng theo Kantar Worldpanel, các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới đang chuyển dần dịch vụ của mình sang bán hàng trực tuyến và tận dụng lợi thế thương hiệu với chiến lược đa kênh, để đạt được thành công và bảo vệ vị trí.
Ở Việt Nam, thương mại điện tử cũng có bước phát triển nhanh chóng. Ông David Anjoubault, Tổng giám đốc của Kantar Worldpanel Việt Nam nhận định, mặc dù quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam còn nhỏ so với các hình thức khác, nhưng lại có tiềm năng rất lớn, tăng trưởng về giá trị của ngành hàng FMCG thông qua thương mại điện tử đã đạt con số 69%. Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và lượng người sở hữu điện thoại thông minh ngày càng nhiều, cùng với sự đầu tư lớn của các nhà bán lẻ, thương mại điện tử ở Việt Nam hứa hẹn sẽ bùng nổ trong những năm tới.
Doanh nghiệp đua đầu tư bán lẻ trực tuyến
Bizweb là tên một nền tảng bán hàng trực tuyến mở, do Công ty cổ phần Công nghệ DKT cung cấp đến các doanh nghiệp thương mại điện tử vừa và nhỏ tại Việt Nam. Hiện nền tảng bán hàng trực tuyến này đã có số lượng khách hàng vượt 30.000 doanh nghiệp và chủ shop.
Ông Trần Trọng Tuyến, CEO của Bizweb khẳng định, gia tăng doanh thu từ bán lẻ trực tuyến không chỉ tăng mạnh với riêng ngành hàng tiêu dùng nhanh, mà còn diễn ra với nhiều ngành hàng khác.
“Giờ đây, ngồi một chỗ, người tiêu dùng có thể lựa chọn xi măng, sắt thép thông qua các trang bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp”, ông Tuyến nói.
Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, chuyên sản xuất và kinh doanh tôn thép ở Việt Nam vừa ra mắt giao diện website mới có kênh đặt hàng trực tuyến dành cho khách hàng, bao gồm cả cá nhân và đại lý.
Bà Tống Ngọc Ánh, đại diện beemart.vn, một trang thương mại điện tử cho hay, doanh thu của nhiều doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể khi lựa chọn bán hàng trực tuyến. Số lượng khách hàng đến với Beemart.vn ngày càng nhiều.
“Nhiều doanh nghiệp đã thay đổi quan niệm bán hàng, không gói gọn trong bán hàng trực tiếp như trước nữa, mà đổ bộ lên các website thương mại điện tử”, bà Ánh nói.

-
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn -
Luật hoá Nghị quyết 42: Một hành lang, nhiều cơ hội -
Vàng thế giới tăng trước suy yếu của USD, giá SJC niêm yết 120,3 triệu đồng/lượng -
Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới -
Không có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ -
Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm -
Phác thảo bức tranh lợi nhuận ngân hàng
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn