![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/vanhue/2025/02/14/giam-doc-trung-tam-gioi-thieu-viec-lam-lap-khong-ho-so-de-rut-ruot-ngan-sach1739523174.jpg)
-
Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm lập khống hồ sơ để “rút ruột” ngân sách
-
Hàng ngàn hồ sơ công nhận đất ở chưa phù hợp quy định: Hội An xin được gỡ vướng
-
Cục Thuế TP.HCM cảnh báo về việc giả mạo cơ quan thuế để lừa đảo
-
TP.HCM nêu nhiều bất cập trong xử phạt hành chính lĩnh vực môi trường -
Triệt phá đường dây lừa đảo đầu tư Bitcoin, làm nhiệm vụ trên TikTok
![]() |
Hải Hà Petro đã dùng thủ đoạn gian dối để biển thủ hàng trăm tỷ đồng từ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu |
Vi phạm trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG xăng dầu
Trong vụ án này, bị cáo Trần Tuyết Mai (sinh năm 1961), Chủ tịch Hội đồng Thành viên, kiêm Tổng giám đốc Hải Hà Petro bị truy tố về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, theo khoản 3, Điều 219 và “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, theo khoản 3, Điều 221, Bộ luật Hình sự.
Cùng 2 tội danh trên, cơ quan tố tụng cũng truy tố Lê Thị Huệ (sinh năm 1987), Kế toán trưởng Hải Hà Petro. Riêng Nguyễn Thị Ngọc Ánh (sinh năm 1973), phụ trách Phòng Tổng hợp, chỉ bị truy tố về tội “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
Liên quan tới vụ án này, đầu năm 2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Hải Hà Petro và các đơn vị có liên quan.
Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng ra Quyết định khởi tố các đối tượng Trần Tuyết Mai, Lê Thị Huệ và Nguyễn Thị Ngọc Ánh; tiến hành khám xét khẩn cấp 5 địa điểm là văn phòng làm việc, kho chứa xăng dầu và nơi ở của các đối tượng có liên quan tại tỉnh Thái Bình và TP. Hà Nội, qua đó thu giữ nhiều tài liệu, máy móc, thiết bị điện tử, phương tiện vận chuyển xăng dầu…
Theo hồ sơ vụ án, Hải Hà Petro được thành lập năm 2003. Đến năm 2023, công ty này có vốn điều lệ 454 tỷ đồng, do 3 cổ đông góp vốn, gồm: Trần Tuyết Mai (góp 69%), Trần Thị Thu Hằng (góp 21,3%) và Trần Văn Chín (góp 9,7%).
Doanh nghiệp này có 8 chi nhánh hạch toán phụ thuộc tại các tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Đồng Nai, Hải Phòng, Đắk Nông, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Ninh Bình và Quảng Trị.
Năm 2017, Hải Hà Petro được Bộ Công thương cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, có giá trị đến hết ngày 17/3/2022. Tiếp đó, năm 2022, doanh nghiệp này được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Theo quy định, trong quá trình hoạt động kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp phải mở tài khoản Quỹ BOG tại ngân hàng thương mại; thực hiện trích tiền trên cơ sở số lượng doanh thu bán hàng để nộp vào tài khoản Quỹ BOG theo từng kỳ điều hành giá của Bộ Công thương.
Cùng với đó, trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày kết thúc 1 kỳ điều hành giá xăng dầu, phải hạch toán, đối trừ số tiền trích lập, số tiền chi sử dụng Quỹ BOG và nộp tiền trích lập vào tài khoản Quỹ BOG; đồng thời báo cáo định kỳ hàng tháng về việc trích lập này.
Quá trình điều tra xác định, từ năm 2017 đến ngày 12/1/2024, Hải Hà Petro phải thực hiện trích lập Quỹ BOG tổng số tiền gần 613 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi dụng việc được giao quản lý quỹ này, Trần Tuyết Mai trực tiếp chỉ đạo Kế toán trưởng là Lê Thị Huệ nộp hơn 295 tỷ đồng; còn nợ hơn 317 tỷ đồng.
Với số tiền này, Trần Tuyết Mai đã chỉ đạo rút 266,3 tỷ đồng khỏi Quỹ BOG, sau đó chuyển tiền cho công ty khác để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.
Từ những hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Quỹ BOG, Hải Hà Petro đã 4 lần bị xử phạt hành chính; đồng thời Bộ Công thương và Bộ Tài chính nhiều lần có văn bản đôn đốc, nhắc nhở khắc phục hậu quả.
Tuy nhiên, vì doanh nghiệp này bị cơ quan thuế phong tỏa tài khoản thuế và tài khoản hóa đơn hoạt động kinh doanh xăng dầu, nên không có khả năng kết chuyển số tiền còn thiếu vào Quỹ BOG.
Sau khi bị Bộ Công thương rút Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, Hải Hà Petro cũng không thực hiện nộp lại số tiền đã rút từ Quỹ BOG vào ngân sách nhà nước.
Cơ quan tố tụng xác định, hành vi của Trần Tuyết Mai và các bị cáo trong vụ án đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 317 tỷ đồng.
Giả mạo, khai man chứng từ kế toán
Liên quan tới doanh nghiệp này, quá trình điều tra cũng xác định hành vi sử dụng hai phần mềm quản lý phục vụ công tác kế toán, theo dõi hoạt động kinh doanh.
Cụ thể, trong quá trình điều hành kinh doanh, Trần Tuyết Mai đã chỉ đạo Lê Thị Huệ và Nguyễn Thị Ngọc Ánh lập hai hệ thống sổ sách kế toán để theo dõi, quản lý, báo cáo tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trong đó, phần mềm kế toán FAST để báo cáo thuế theo quy định và phần mềm kế toán VISOFT Accounting (sổ kế toán nội bộ) để theo dõi, quản lý hoạt động bán hàng thực tế của Hải Hà Petro.
Cơ quan điều tra xác định, tại phần mềm kế toán FAST, số lượng xăng A95 đã bán, kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường là 150.568.576 lít; còn tại phần mềm VISOFT lại ghi nhận số lượng bán ra thực tế là 154.396.776,8 lít. Hải Hà Petro đã để ngoài sổ sách kế toán, không kê khai nộp thuế 3.828.200,8 lít xăng A95.
Hải Hà Petro được giao thu và quản lý cả tiền thuế bảo vệ môi trường do người mua xăng, dầu nộp cho Nhà nước (tính tiền thuế là 4.000 đồng/lít), thì phải có trách nhiệm quản lý số tiền thuế bảo vệ môi trường đã thu và nộp vào ngày 25 hàng tháng.
Theo giám định viên tư pháp Tổng cục Thuế, hành vi để ngoài sổ sách kế toán, không kê khai thuế bảo vệ môi trường đối với số lượng thực tế xăng dầu đã bán của Trần Tuyết Mai và các bị cáo tại Hải Hà Petro đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước số tiền thuế hơn 15 tỷ đồng.
![](https://media.baodautu.vn/thumb_x235x140/Images/haiyen/2024/01/29/hai-ha-petro-xuyen-viet-oil-bi-dung-thong-quan-xuat-nhap-khau-xang-dau1706542311.jpg)
-
Hàng trăm tỷ đồng Quỹ bình ổn giá xăng dầu bị Hải Hà Petro chiếm đoạt -
Triệt phá đường dây lừa đảo đầu tư Bitcoin, làm nhiệm vụ trên TikTok -
Quảng Nam xem xét đóng mỏ vàng của Công ty Vàng Phước Sơn -
Không để thất thoát ngân sách nhà nước tại khu đất liên quan đến vụ án Trương Mỹ Lan -
Kêu gọi cán bộ, nhân dân tố cáo sai phạm liên quan Dự án sân bay Long Thành -
TP.HCM công bố đường dây nóng và cách làm, nộp hồ sơ cho trái chủ Vạn Thịnh Phát -
Gần 56 triệu dữ liệu cá nhân công chức, viên chức, người dân bị mua bán trái phép
-
1 Thúc trụ cột tăng trưởng đầu tư công
-
2 Đề xuất Thủ tướng có quyền kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ
-
3 Hà Nội sẽ xử lý vi phạm giao thông qua 600 cụm camera giám sát 24/24h
-
4 Trình Quốc hội cơ chế đặc thù để năm 2030 vận hành Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/2
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Agribank tiếp tục triển khai cho vay trả nợ trước hạn tổ chức tín dụng khác trong năm 2025
-
Dunlopillo tự hào ra mắt dòng nệm cao su nhập khẩu Herit 10 với công nghệ tiêu chuẩn châu Âu
-
Sau thành công với Masan, Vingroup, Techcombank tiếp tục mở rộng hệ sinh thái
-
Gia Lâm chính thức lên quận năm 2025 - Cú hích đột phá của bất động sản Đông Hà Nội
-
Động lực phát triển kinh tế từ những công ty bảo hiểm nhân thọ "made in Vietnam"