
-
Giám đốc điều hành AmCham: Còn thời gian để Việt - Mỹ đàm phán về thuế quan
-
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
![]() |
Hapro được biết đến là doanh nghiệp có nhiều lợi thế thương mại nhờ sở hữu quyền sử dụng các mảnh đất tại vị trí đắc địa |
Theo Thông báo số 701 vừa được UBND TP. Hà Nội ban hành, UBND Thành phố thống nhất Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) theo báo cáo của Sở Tài chính tại Tờ trình số 4343/TTr-STC ngày 07/7/2017.
Theo đó, Thành phố sẽ bán hết phần vốn nhà nước tại Hapro, trong đó 65% cổ phần sẽ được lựa chọn và bán cho 1 nhà đầu tư chiến lược.
Trước đó, UBND Thành phố đã phê duyệt giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá Hapro là 4.043 tỷ đồng tại thời điểm ngày 1/7/2016. Hapro có khoản đầu tư tài chính dài hạn tại 41 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư xác định lại là 543,84 tỷ đồng.
Nhà đầu tư chiến lược của Hapro phải có vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính (được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập) thời điểm gần nhất trên 2.000 tỷ đồng, không có nợ xấu, có chỉ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu không quá 3 lần. Bên cạnh đó, Nhà đầu tư chiến lược có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, đặc biệt ưu tiên đối với lĩnh vực kinh doanh về xuất nhập khẩu, phát triển thị trường nội địa, có hệ thống thương mại bán lẻ hoặc đang sở hữu doanh nghiệp khác kinh doanh xuất nhập khẩu, phát triển thị trường nội địa, có hệ thống thương mại bán lẻ phù hợp ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty.
Cũng theo Thông báo 701, UBND Thành phố yêu cầu Sở Tài chính báo cáo bổ sung rõ về việc hợp tác kinh doanh của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội với Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji tại địa điểm số 5 phố Lê Duẩn (quận Ba Đình, Hà Nội).
Điều khiến giới đầu tư quan tâm tới đợt cổ phần hóa của Hapro nằm ở những lợi thế thương mại từ đất tại các vị trí đắc địa và các thương hiệu tên tuổi như Kem Thủy Tạ, Vang Thăng Long, gốm Chu Đậu... Ngoài ra, Hapro còn có 40 siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapromart, 44 cửa hàng, điểm kinh doanh thực phẩm an toàn Haprofood… Trong năm 2016, Hapro đã thoái vốn nhà nước ở nhiều công ty con và công ty liên kết, nhưng vẫn nắm cổ phần chi phối tại những đơn vị có quỹ đất và mặt bằng thương mại lớn.

-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel -
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ -
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái -
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn