Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 27 tháng 11 năm 2024,
Hapro tiếp tục có tên trong Danh sách "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín"
Minh Hải - 26/08/2020 13:39
 
Tổng công ty Thương mại Hà Nội - CTCP (Hapro) vừa được công nhận là “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2019 với các mặt hàng chủ lực gồm hạt điều, hạt tiêu và gạo.
Ông Vũ Thanh Sơn, Tổng giám đốc Hapro (thứ hai từ phải qua) làm việc với khách hàng tại Hội chợ Sial Paris
Ông Vũ Thanh Sơn, Tổng giám đốc Hapro (thứ hai từ phải qua) làm việc với khách hàng tại Hội chợ Sial Paris (Pháp)

Theo Bộ Công thương, Danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” được tổng hợp và công bố trên cơ sở xét chọn và đề xuất của các cơ quan hữu quan, được xét chọn trên cơ sở các tiêu chí do Bộ Công Thương quy định về mức kim ngạch xuất khẩu tối thiểu, về uy tín trong kinh doanh đối với bạn hàng nước ngoài, về việc chấp hành nghĩa vụ đối với Nhà nước trong lĩnh vực hải quan, lĩnh vực thuế, lĩnh vực môi trường..

Đây được cho là một hoạt động hết sức cần thiết nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường, đặc biệt là khi Việt Nam đã tham gia vào một loạt các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

Bên cạnh đó, hoạt động này còn nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của các doanh nghiệp trong quá trình tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước.

Trên cơ sở đề xuất của 55 cơ quan, tổ chức xét chọn, bao gồm các Bộ, ngành, Hiệp hội ngành hàng, Sở Công Thương tỉnh, thành phố; Bộ Công Thương đã xét chọn được 268 doanh nghiệp, tương đương với 277 lượt doanh nghiệp theo 25 ngành hàng.

Theo Quyết định số 2250/QĐ-BCT ngày 24/8/2020 của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh ký, cùng với 267 doanh nghiệp khác, Hapro vinh dự được công nhận là “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2019. Trải qua nhiều năm liên tiếp Hapro tiếp tục có tên trong Danh sách này.

Hapro được vinh danh với 3 các mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm: Mặt hàng Hạt điều trong TOP 5 Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín trên cả nước; Mặt hàng Hạt tiêu trong TOP 15 Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín trên cả nước; Mặt hàng Gạo trong TOP 24 Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín trên cả nước.

Với định hướng sau cổ phần hoá với nhà đầu tư chiến lược - Tập đoàn BRG là tiếp tục xây dựng và phát triển Hapro thành một Tổng công ty xuất nhập khẩu và thương mại nội địa có năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, phát huy vai trò là một doanh nghiệp kinh tế, thương mại lớn, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế của Thủ đô Hà Nội. Theo đó, bên cạnh việc phát triển thị trường trong nước, Hapro đã không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm chủ lực của Việt Nam tới hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.  

Trong thời gian qua, Ban lãnh đạo Hapro cũng đã tập trung đầu tư các Nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu trọng tâm là một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hapro để xuất khẩu và đưa vào hệ thống bán lẻ tại thị trường nội địa.

Năm 2020, trước những khó khăn do COVID-19 gây ra, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sãn xuất kinh doanh, phát triển khách hàng và tăng trưởng xuất khẩi, Hapro vẫn đặt mục tiêu phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu cả năm 67,87 triệu USD, tăng 17% so với mức thực hiện năm 2019 là  57,88 triệu USD.

Theo tầm nhìn dài hạn, mục tiêu đến năm 2030, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hapro sẽ chạm mốc 1 tỷ USD, thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng tới 100 nước và khu vực trên thế giới; Hapro sẽ đầu tư xây dựng và duy trì 5 mặt hàng xuất khẩu nằm trong TOP 5 danh nghiệp xuất khẩu hàng đầu cả nước gồm: Gạo, hạt điều, hạt tiêu, cà phê, thủ công mỹ nghệ.

Trong danh sách "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín" năm 2019 có 11 doanh nghiệp ngành cà phê, 22 doanh nghiệp ngành cao su, 12 doanh nghiệp ngành chè, 38 doanh nghiệp ngành thủy sản, 26 doanh nghiệp gạo, 13 doanh nghiệp hạt điều, 15 doanh nghiệp ngành hạt tiêu, 19 doanh nghiệp ngành rau củ quả, 4 doanh nghiệp ngành sữa, 9 doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ, 1 doanh nghiệp ngành cáp điện, 28 doanh nghiệp ngành dệt may, 6 doanh nghiệp dược và y tế, 3 doanh nghiệp điện thoại và linh kiện, 4 doanh nghiệp giày dép, 4 doanh nghiệp bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc, 3 doanh nghiệp máy vi tính và linh kiện điện tử, 10 doanh nghiệp chất dẻo, 7 doanh nghiệp cơ khí, 9 doanh nghiệp ngành gỗ, 10 doanh nghiệp vật liệu xây dựng, 6 doanh nghiệp xơ sợi dệt, 2 doanh nghiệp ngành giấy, 2 doanh nghiệp túi xách - vali - ô dù - mũ và 13 doanh nghiệp các mặt hàng khác.
Hapro tái cấu trúc, tập trung vào mảng bán lẻ
Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về việc tán thành miễn nhiệm Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Nga. Theo đó, bà...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư