Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 18 tháng 04 năm 2024,
Hậu tái cơ cấu, sở hữu chéo vẫn phức tạp
Hà Tâm - 31/10/2013 07:43
 
“Soi” kết quả tái cơ cấu từ 3 ngân hàng yếu kém điển hình, Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành cho rằng, hậu tái cơ cấu, sở hữu chéo vẫn phức tạp, có chỗ còn tăng lên.
TS. Nguyễn Xuân Thành

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng không chỉ giải quyết khó khăn trước mắt mà còn làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng; áp dụng một hệ thống quản trị mới; thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là khắc phục sở hữu chéo…

Tuy nhiên, hiện nay, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mới giải quyết được vấn đề thanh khoản.

Biểu hiện là lãi suất liên ngân hàng giảm, chạy đua huy động lãi suất giữa các ngân hàng không còn.

Chênh lệch lãi suất cao nhất và thấp nhất khi huy động tiền gửi của dân cư đã giảm xuống đáng kể…

Trong khi đó, sở hữu chéo – vấn đề nan giải của hệ thống – chưa được giải quyết.

“Nếu nhìn vào cơ cấu sở hữu của các ngân hàng trước và sau khi tái cấu trúc sẽ thấy có những ngân hàng sau khi hợp nhất thì cơ cấu sở hữu vẫn không thay đổi hoặc tăng tính phức tạp về sở hữu chéo để tái cấu trúc ngân hàng. Tức là, đằng sau các nhóm cổ đông đó là doanh nghiệp phi tài chính nắm quyền kiểm soát các ngân hàng này trước đó thì giờ vẫn tiếp tục nắm quyền kiểm soát. Như vậy, vấn đề sở hữu chéo vẫn không thay đổi”, ông Thành nói.

Để chứng minh cho nhận định trên, ông Thành đưa ra 3 dẫn chứng.

Dẫn chứng thứ nhất là trường hợp 3 ngân hàng yếu kém hợp nhất thành ngân hàng SCB cuối năm 2011. Trong quá trình tái cấu trúc, ngân hàng hợp nhất phải kiếm được nhà đầu tư nước ngoài để có thể thay đổi được cấu trúc vốn và đảm bảo được các ngân hàng này thoát ra khỏi khó khăn.

Tuy nhiên,quy định giới hạn tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài khiến họ khó tìm được các nhà đầu tư thực sự để thay thế các cổ đông hiện hữu mà trước đây đã lúng đoạn và dẫn tới sự yếu kém của các ngân hàng đó.

Để lách luật, nhóm cổ đông nước ngoài mới phải tham gia dưới nhiều nhóm cổ đông khác nhau, thông qua các tổ chức khác nhau, nhưng các tổ chức này thực sự cũng có liên quan. Và như vậy một cấu trúc sở hữu chéo cũ được thay bằng một cấu trúc sở hữu chéo mới.

Trường hợp thứ hai là ngân hàng Trustbank, sau khi tái cơ cấu được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam.

Trường hợp thứ ba là ngân hàng Phương Tây (Westernbank) hợp nhất với Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam – PVFC.

“Chính phủ đã đưa ra lộ trình về tái cơ cấu ngân hàng gắn với lộ trình thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước khỏi hệ thống ngân hàng. Nhưng trong trường hợp này, để tái cấu trúc thì chúng ta lại chấp nhận để nhà nước tham gia vào hệ thống ngân hàng”, ông Thành lo ngại.

Nới room sẽ làm gia tăng sở hữu chéo
TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, việc nới “room” cổ phần của đối tác nước ngoài tại ngân hàng đã và sẽ tạo cơ hội cho sở hữu chéo gia tăng. ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư