Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 23 tháng 12 năm 2024,
Hậu thuẫn nào cho nền công nghiệp Việt Nam hướng đến công nghiệp tương lai bền vững?
P.V - 11/04/2023 18:58
 
Số hoá là chìa khóa cho ngành công nghiệp thúc đẩy sản xuất thông minh, tăng trưởng bền vững, hoàn thành mục tiêu về Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Chính phủ.
TIN LIÊN QUAN

Bài toán số hoá, phát triển sản xuất thông minh

Vấn đề tái cơ cấu ngành công nghiệp đã được nêu rõ tại Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ, hướng đến mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam là nước có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao.

Để làm được điều này, các nhóm nhiệm vụ trọng tâm tập trung vào nội dung chú trọng phát triển chiều sâu, khai thác triệt để thành tựu của cuộc CMCN 4.0 và lợi thế thương mại để tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm.

Đồng thời, bài toán đặt ra về tăng trưởng bền vững đối với ngành công nghiệp cũng rất cấp thiết. Bởi phát triển công nghiệp thường đi kèm với những thách thức về ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực đến xã hội…

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ, phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo mục tiêu đề ra của Chính phủ còn đối diện nhiều thách thức. Nghiên cứu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) khu vực Đông Á – Thái Bình dương cho thấy, tại ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam, 70% các doanh nghiệp sử dụng máy móc do con người điều khiển, 20% được làm thủ công, chỉ 9% sử dụng máy móc được điều khiển bằng máy vi tính và dưới 1% sử dụng công nghệ tiên tiến hơn như robot, đắp lớp 3D.

Doanh nghiệp Việt đối mặt với nhiều thách thức trước những chuyển đổi mang tính bước ngoặt trong hoạt động vận hành nhà máy sản xuất.

Gần đây nhất, ngày 16/3/2023, kết quả khảo sát tại Báo cáo thường niên Chuyển đổi số 2022 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, đa phần doanh nghiệp đã ý thức được sự cần thiết của việc tiến hành chuyển đổi số, nhưng mới ở bước đầu. Hầu hết doanh nghiệp được khảo sát ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số hoạt động sản xuất – kinh doanh mang tính rời rạc, nhằm quản lý từng chức năng hoạt động riêng rẽ như vận chuyển hàng hoá, kho hàng, bán hàng, nhân sự và kế toán mà thiếu đi sự kết nối mang tính đồng bộ.

Báo cáo cho thấy, các doanh nghiệp đã có những ý thức nhất định về tầm quan trọng của chuyển đổi số, cũng như bắt đầu tiến hành áp dụng công nghệ vào trong quy trình vận hành, kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản như chưa tìm được ứng dụng công nghệ phù hợp để áp dụng; thiếu vốn; chưa được hỗ trợ về tư vấn, xây dựng lộ trình…

Tái định nghĩa tự động hoá, lời giải cho tăng trưởng bền vững

Thúc đẩy số hóa ngành công nghiệp được xem nhiệm vụ trọng tâm nhằm đạt được mục tiêu kép về tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững. Trong đó, các doanh nghiệp cần có định hướng, tìm hiểu và vận dụng giải pháp công nghệ vào sản xuất – kinh doanh, hướng tới nền công nghiệp tăng trưởng bền vững. 

Từ góc nhìn của doanh nghiệp dẫn đầu công cuộc chuyển đổi kỹ thuật số về tự động hóa và chuyên gia tư vấn chuyển đổi, Schneider Electric cho rằng, hoạt động chuyển đổi số cần xuất phát từ nền tảng cốt lõi của doanh nghiệp và tiến hành toàn diện dựa trên các giải pháp công nghệ tập trung vào hệ thống phần mềm, thay vì phần cứng như trước đây.

 “Số hoá là chìa khoá cho tăng trưởng bền vững. Trong đó phần mềm và dữ liệu đóng vai trò chính để cải thiện khả năng hiển thị và quản lý việc sử dụng năng lượng, nhiên liệu, nước, nguyên liệu thô và các thiết bị. Việc lấy phần mềm làm trung tâm sẽ mang lại sự an toàn, giảm chi phí vận hành và cải thiện chỉ số bền vững của doanh nghiệp”, đại diện Schneider Electric cho biết.

Schneider Electric đã nghiên cứu, phát triển loạt giải pháp công nghệ tập trung vào phần mềm giúp cải thiện sự linh hoạt và nâng cao hiệu quả của các ngành công nghiệp.

Cụ thể, tại Schneider Electric’s Smart Distribution Center Thượng Hải, việc áp dụng giải pháp EcoStruxure Automation Expert đã nâng cao năng lực vận chuyển hàng hoá và quản lý kho hàng lên hơn 99,99%; nâng cao năng suất lao động hơn 30%.

Tại Việt Nam, EcoStruxure Automation Expert sẽ được ra mắt ngày 14/4/2023 tại sự kiện Innovation Day: Dẫn lối phát triển công nghiệp bền vững. Giải pháp này là công cụ lập trình đầu não cho tất cả các sản phẩm công nghệ, có khả năng mở, giúp kỹ sư tự động hoá linh hoạt điều chỉnh, thiết kế lập trình tích hợp các phần cứng từ nhiều hãng khác nhau nhưng vẫn duy trì sự ổn định cho hệ thống.

Tham dự sự kiện Schneider Electric Innovation Day, các doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận với các giải pháp số hóa và quản lý năng lượng mới nhất để cải thiện sự linh hoạt và hiệu quả mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh; được các chuyên gia từ Schneider Electric tư vấn về quá trình chuyển đổi và số hoá hoạt động ngành công nghiệp Việt Nam.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư