
-
Diễn đàn Horasis 2023 mở ra cơ hội đầu tư mới cho Bình Dương
-
Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi: “Bệ phóng” để tăng tốc thu hút đầu tư, phát triển
-
Đà Nẵng: Dự án đường ĐT 601 chuẩn bị hoàn thiện nền đường đoạn còn lại
-
Đà Nẵng: Dự án Đường vành đai phía Tây 2 dự kiến được phân kỳ đầu tư
-
Hạ tầng giao thông Đắk Lắk: "Đường lớn đã mở" -
Thanh Hóa đầu tư dự án đường dây 550kV tại huyện Thiệu Hóa
Sáng nay (7/12), HĐND TP.HCM khóa X tổ chức kỳ họp thứ 8 - kỳ họp thường kỳ cuối năm, để thảo luận, xem xét quyết định nhiều vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của thành phố.
Theo tài liệu gửi đến kỳ họp, UBND Thành phố đã có tờ trình đến kỳ họp về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Kỳ họp dự kiến diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 7 đến 9/12. Ảnh: Thành Nhân |
UBND Thành phố cho biết, tính đến hết tháng 10/2022, Thành phố chỉ giải ngân được 30.098 tỷ đồng của kế hoạch trung hạn (chiếm 22% tổng số vốn trung hạn đã được phân bổ), dự kiến đến hết năm ngân sách 2022 (tính đến 31/1/2023), Thành phố cũng chỉ giải ngân được 45.601,495 tỷ đồng (chiếm 33,3% tổng số vốn trung hạn đã được phân bổ).
Tiến độ giải ngân như trên là chậm, đặc biệt trong bối cảnh Thành phố đã thực hiện 2/5 năm kế hoạch của kỳ trung hạn này. Qua đó, đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề trong các tháng còn lại của năm 2022 và các năm 2023, 2024, 2025 để giải ngân được hết tổng số vốn trung hạn đã được phân bổ.
Đồng thời, qua rà soát nhu cầu vốn để xây dựng Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023, nhiều dự án vẫn có tỷ lệ đăng ký nhu cầu vốn cho năm 2023 rất thấp, dồn việc thực hiện sang năm 2024, 2025.
Như vậy, đặt ra vấn đề nhiều dự án có tính khả thi thực hiện không cao, khả năng hấp thu vốn thấp. Việc dồn nhu cầu vốn vào cuối trung hạn dẫn đến rủi ro không cân đối được vốn trong năm để bố trí, hoặc có thể dự án không thể hoàn thành trong trung hạn giai đoạn này.
Với bối cảnh trên, việc rà soát lại danh mục các dự án trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nhằm sử dụng vốn hiệu quả và hoàn thành kế hoạch đã đề ra là thực sự cần thiết.
Do đó, Thành phố đề xuất đưa ra khỏi kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 với 17 dự án chậm tiến độ triển khai do ảnh hưởng của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thậm chí có khả năng tiếp tục phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư do tăng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, chưa thể triển khai thực hiện ngay trong năm 2023.
Theo đó, 11 trong 17 dự án được đề xuất tạm dừng nằm trên địa bàn TP Thủ Đức, còn lại là huyện Hóc Môn (3), Tân Phú (2), Bình Thạnh (1). Hầu hết dự án này mới được ghi vốn cho giai đoạn 2021 - 2025 nhưng chưa được bố trí tiền. Chủ đầu tư chủ động đề xuất tạm ngưng và sẽ tiếp tục xin bố trí vốn giai đoạn sau hoặc khi tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng...
Các dự án có vốn trên 100 tỷ được tạm ngưng, gồm: mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp; cầu vượt trước bến xe miền Đông mới; Bồi thường giải phóng mặt bằng và làm đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Xây dựng). Còn lại là các dự án nhỏ, phần lớn là trường học.
Bên cạnh việc tạm dừng 17 dự án, UBND thành phố đề xuất giảm 690 tỷ đồng vốn của 474 dự án dùng vốn ngân sách thành phố và giảm hơn 3.970 tỷ đồng của 90 dự án do nhu cầu vốn hoàn thành công trình thấp hơn vốn trung hạn đã đăng ký (trong đó có 4 dự án ODA).
Đổi lại, UBND muốn được duyệt tăng 640 tỷ đồng tiền vốn cho 351 dự án và bổ sung 21 tỷ đồng vốn để xây dựng nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư là Cầu Thủ Thiêm 4; cầu Cần Giờ; đường Vành Đai 4; và xây đường Liên Cảng Cát Lái - Phú Hữu.
Thành phố cũng dự kiến bố trí vốn để điều chỉnh tăng, bổ sung kế hoạch đầu tư công cho các dự án cấp bách. Cụ thể là hơn 2.170 tỷ đồng cho 6 dự án thuộc quận, huyện; và 6.650 tỷ đồng vốn để cân đối cho dự án Nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) qua quận Bình Thạnh và quận Gò Vấp.
Cũng tại kỳ họp này, các đại biểu HĐND Thành phố sẽ chất vấn lãnh đạo các sở, ngành, địa phương và lãnh đạo UBND TP.HCM về tình hình kinh tế - xã hội, thực hiện chính quyền đô thị, đầu tư công, giải quyết khó khăn cho ngành y; về tình hình giá cả, chống hàng gian hàng giả, tình hình xăng dầu...
Các đại biểu cũng tổ chức giám sát tại kỳ họp về kết quả thực hiện Nghị quyết 131 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM; thông qua các dự thảo nghị quyết về các tờ trình, nghị quyết nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2023, nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn.
Kỳ họp dự kiến diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 7 đến 9/12.

-
Hạ tầng giao thông Đắk Lắk: "Đường lớn đã mở" -
Thanh Hóa đầu tư dự án đường dây 550kV tại huyện Thiệu Hóa -
Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn -
Cần Thơ: Khan hiếm cát san lấp, cần sớm có nguồn bổ sung -
Đề xuất dùng vốn nhà nước vào Dự án Khôi phục đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt -
Hé lộ phương án đề xuất mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Đà Nẵng: Dự án khu công nghệ sinh học giai đoạn 2 sẽ hoàn thành trong tháng 6/2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/12
-
2 Bất động sản Việt Nam lọt "mắt xanh” của các nhà đầu tư châu Á
-
3 “Bà trùm” Trương Mỹ Lan phù phép rút ruột cả triệu tỷ đồng từ SCB - Bài 3: Tầng 39 bí ẩn và mật mã trên hồ sơ vay tiền
-
4 HoREA đề nghị loạt giải pháp gỡ khó, Hiệp hội ngân hàng khẳng định không cho vay bằng mọi giá
-
5 Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ - Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”
-
Newtecons là tổng thầu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đến hiện tại thi công, bàn giao thành công dự án căn hộ hàng hiệu
-
“Giải mã” nhóm tính năng giúp VNSC by Finhay giành giải thưởng Công nghệ Fintech Toàn cầu IBSi
-
Bảo hiểm PJICO được A.M Best xếp hạng năng lực tài chính “aaa.VN” cao nhất Việt Nam
-
Bia Saigon và sứ mệnh nâng tầm vị thế thương hiệu bia của người Việt
-
Epson ra mắt Trung tâm giải pháp văn phòng mới hiện thực hóa đầu tư bền vững
-
Bí Kíp Vàng – Tự hào 5 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam trên nền tảng số