-
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi
Nhiều doanh nghiệp rất sợ rủi ro khi triển khai các dự án tại TP.HCM do quy hoạch và thủ tục hành chính nhiêu khê. |
Bài 2: TƯỚC ĐI CƠ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Do một số dự án được TP.HCM áp dụng chỉ định thầu thay vì đấu thầu, nên dẫn tới tình trạng chủ đầu tư năng lực yếu kém, thiếu vốn, không thực hiện được. Nhiều doanh nghiệp ngoại đã nhảy vào định tiếp quản dự án, nhưng phải “tháo thân” bởi lo sợ rủi ro từ quy hoạch và thủ tục hành chính nhiêu khê.
Treo 35 năm vì năng lực nhà đầu tư yếu kém
Dự án khu phức hợp Đầm Sen (quận 11, TP.HCM) có quy mô 5,4 ha, nằm trong khu quy hoạch Công viên văn hóa Đầm Sen, được UBND TP.HCM phê duyệt quy hoạch từ năm 1983, đến năm 2018 khi được xóa treo là tròn 35 năm.
Theo quy hoạch, khu đất dự án này có chức năng là công trình công cộng, trung tâm sinh hoạt thiếu nhi, trung tâm thể dục - thể thao đa năng, trường học đạt chuẩn quốc gia, nhà tái định cư và một phần làm nhà ở kinh doanh để kêu gọi xã hội hóa.
UBND quận 11 cho biết, quy hoạch từ năm 1983, nhưng mãi tới năm 2008, UBND TP.HCM mới chấp thuận cho Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bình Chánh đầu tư dự án.
Nhưng 4 năm sau, Thành phố buộc phải hủy bỏ việc lựa chọn nhà đầu tư này, bởi Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bình Chánh không đủ năng lực tài chính để triển khai.
Tới năm 2014, từ thẩm định năng lực của Sở Xây dựng, UBND TP.HCM đã chấp thuận cho Công ty cổ phần Quốc tế C&T làm chủ đầu tư dự án.
Dự án lần lượt được gia hạn vào năm 2015 và 2017, UBND quận 11 xây dựng xong đơn giá bồi thường đất, đồng thời công tác lập đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cũng đã được chủ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, dự án vẫn “liệt” bởi giá đất tăng cao, khiến chi phí bồi thường, hỗ trợ theo đơn giá bồi thường về đất tăng từ 700 tỷ đồng, lên hơn 2.000 tỷ đồng, vượt khả năng cân đối tài chính, không đảm bảo thu hồi vốn của chủ đầu tư.
Trước thực tế này, tới cuối năm 2018, với tham mưu của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND TP.HCM đã chính thức đưa Dự án khu phức hợp Đầm Sen vào danh sách 180 dự án được xóa treo. Không ít người dân bị treo 35 năm thở hắt: “Còn quy hoạch nữa, mong cơ quan chức năng tìm giúp nhà đầu tư có đủ năng lực”.
Không riêng dự án trên, Dự án Chỉnh trang đô thị Rạch Ụ Cây - giai đoạn II được UBND TP.HCM giao Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn TNHH MTV (Resco), doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, làm chủ đầu tư từ năm 2010. Tổng dự toán chi phí bồi thường hỗ trợ của dự án hơn 3.300 tỷ đồng. Thế nhưng, cuối năm 2018, dự án này đã xóa treo, bởi khó khăn trong giải phóng mặt bằng, Resco xin ngưng thực hiện.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, trong 180 dự án được xóa treo công bố cuối năm 2018, nhiều dự án khó khăn về vốn giải phóng mặt bằng, có dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách thì chủ đầu tư thiếu năng lực, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm triển khai.
Rõ ràng, việc chỉ định chủ đầu tư hoặc thẩm định năng lực nhà đầu tư của cơ quan chức năng có vấn đề mới dẫn tới thực trạng trên, đồng nghĩa nhiều nhà đầu tư đủ năng lực đã mất đi cơ hội.
“Tháo thân” vì lo ngại hệ lụy
Tại giải trình với cử tri mới đây, khi được hỏi về Dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa (phường 28, quận Bình Thạnh) bị treo tới 27 năm, cơ quan chức năng TP.HCM chỉ “ngắn gọn” rằng, vì một số lý do liên quan đến việc xác định chi phí thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và thời hạn hoàn tất công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, nên nhà đầu tư Emaar Properties PJSC đã không tiếp tục tham gia đầu tư dự án và Thành phố đang tiếp tục tìm nhà đầu tư mới.
Những giải trình quá ngắn gọn trên chưa lột tả đầy đủ về công tác thẩm định, giao đầu tư và cơ chế chính sách khiến đến cả liên doanh ngoại có lực mạnh cũng phải tháo thân.
Cụ thể, Dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa được UBND TP.HCM phê duyệt từ năm 1992. 12 năm sau, năm 2004, dự án được giao lại cho Resco, khiến dự án tiếp tục đắp chiếu bởi năng lực của Resco rất yếu, khả năng tài chính có hạn và không kêu gọi được nguồn vốn đầu tư. 6 năm sau (năm 2010), UBND TP.HCM thu hồi quyết định giao dự án cho Resco.
Sau đó, UBND TP.HCM đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tháng 9/2011, Thủ tướng Chính phủ có văn bản đồng ý về chủ trương lựa chọn chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án là Liên danh Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco và Emaar Properties PJSC. Tới tháng 11/2015, UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 6288/QĐ-UBND duyệt kết quả chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án.
Tuy nhiên, quá trình thảo luận chi tiết Hợp đồng thực hiện dự án, nhà đầu tư Emaar Properties PJSC đã “hoảng” trước hàng loạt vấn đề như: thời gian hoàn thành pháp lý dự án quá dài; tổng chi phí đầu tư về đất (bao gồm tiền bồi thường và tiền sử dụng đất) lớn; thời gian hoàn tất việc giải phóng mặt bằng lâu; cơ chế chính sách không rõ ràng.
Nhận định những vấn đề trên sẽ dẫn đến rủi ro cho dự án, Emaar Properties PJSC đã xin rút. Như vậy, sau 27 năm “treo”, dự án đã trở về vạch xuất phát, tức là đang chờ TP.HCM xây dựng phương án tổ chức đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư.
Vẫn câu hỏi cũ
Trong danh sách câu hỏi của cử tri 24 quận, huyện mà UBND TP.HCM gửi các sở, ngành, yêu cầu giải đáp để chuẩn bị cho kỳ họp HĐND Thành phố sắp tới, chúng tôi lại đọc được những dòng kiến nghị không khác gì năm 2018.
Năm 2018, trong hàng loạt kiến nghị gửi tới cơ quan chức năng để chuẩn bị trả lời trong kỳ họp HĐND Thành phố, chúng tôi đặc biệt lưu ý với kiến nghị của cử tri huyện Bình Chánh, khi người dân yêu cầu phải kiểm tra năng lực tài chính của các dự án kéo dài trên địa bàn, nếu chủ đầu tư không có khả năng thì thu hồi dự án, trả lại đất cho dân sinh sống.
Yêu cầu rõ là vậy, nhưng câu trả lời của ngành chức năng huyện Bình Chánh lại không trực diện về năng lực đầu tư của chủ dự án, mà rất chung chung.
“Thành phố cần xem lại nguồn ngân sách để thực hiện quy hoạch cho phù hợp, không ảnh hưởng đến quyền lợi người dân”, là kiến nghị nhẹ nhàng của cử tri, nhưng mãi chưa được giải quyết, mà vẫn chỉ là câu trả lời quanh co: Thành phố đã chỉ đạo, các sở, ngành theo chức năng kiến nghị cơ chế chính sách hạn chế gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cộng đồng dân cư trong quy hoạch...
(Còn tiếp)
-
Cục Quản lý Dược lý giải kết luận của Thanh tra Chính phủ về hồ sơ tồn đọng -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng -
Hà Nội: Khởi tố bị can đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng khiến 11 người tử vong -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up