-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Ảnh minh họa. |
Về đích sớm
Trong ấn phẩm “Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức” được Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) đưa ra đầu tháng 11/2022 có đánh giá, tác động của quá trình công nghiệp hóa nhanh và phát triển sản xuất, chế tạo đối với nhu cầu điện thể hiện rất rõ nét ở hệ số đàn hồi điện năng còn cao.
Cụ thể, trong giai đoạn 2016 - 2020, hệ số đàn hồi điện tại Việt Nam dao động ở mức trung bình 1,67 là con số khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Ở các nước kinh tế phát triển, hệ số này thường nhỏ hơn 1.
Theo nhận định của GIZ, điều này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam còn kém hiệu quả trong sử dụng điện, chưa tạo ra được giá trị kinh tế cao từ mỗi kWh điện.
Về nguyên tắc, hệ số đàn hồi điện phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia. Khi quá trình công nghiệp hóa cơ bản hoàn thành, cơ cấu kinh tế có sự thay đổi, từng bước chuyển sang phát triển các ngành tiêu thụ ít năng lượng, thì hệ số đàn hồi sẽ có xu hướng giảm.
Việc giảm hệ số đàn hồi cũng là một mục tiêu quan trọng trong quá trình thực hiện các quy hoạch điện để giúp sử dụng năng lượng có hiệu quả.
Quy hoạch Điện VII ban hành vào năm 2011 cũng đã thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ đối với vấn đề này. Mục tiêu khi đó là đến năm 2015, hệ số đàn hồi điện phải giảm xuống còn 1,5 và năm 2020 là 1.
Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết của Đề án Quy hoạch Điện VIII, sản lượng điện thương phẩm bình quân trong giai đoạn 2011 - 2020 tăng 9,6%/năm, hệ số đàn hồi điện và cường độ sử dụng điện trong khoảng 5 năm trở lại đây của nước ta ở mức khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới, với 1,86 trong giai đoạn 2011 - 2015 và 1,44 trong giai đoạn 2016 - 2020.
Theo các chuyên gia, hệ số đàn hồi điện ở mức cao đồng nghĩa với việc nền kinh tế có sự kém hiệu quả trong sử dụng năng lượng để tạo ra giá trị kinh tế.
Nhìn vào các chỉ tiêu mà Đề án Quy hoạch Điện VIII đề ra, có thể xem xét cụ thể hơn hệ số đàn hồi điện trong thời gian vài năm trở lại đây.
Dữ liệu thống kê công khai cho thấy, mức tăng trưởng điện thương phẩm cả nước năm 2019 là 9,05%; năm 2020 là 3,42% và năm 2021 là 3,85%. Hết 9 tháng năm 2022, tăng trưởng điện thương phẩm là 7,66%. Trong khi đó, tăng trưởng GDP năm 2019 là 7,02%; năm 2020 là 2,91%; năm 2021 là 2,58% và 9 tháng năm 2022 là 8,83%. Như vậy, hệ số đàn hồi điện năm 2019 là 1,29; năm 2020 là 1,17; năm 2021 là 1,49 và 9 tháng 2022 là 0,91.
Có thể thấy, hệ số đàn hồi trong năm 2022 đã rất tốt, thậm chí trở thành “trái chín sớm”, về đích đầu tiêu trong số các chỉ tiêu được Đề án Quy hoạch Điện VIII đặt ra ngay khi Quy hoạch chưa được phê duyệt.
Tiêu thụ điện chưa hiệu quả
GIZ cũng dẫn chứng Báo cáo “Chiến lược và lộ trình đánh giá ngành năng lượng Việt Nam” của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, Việt Nam tương đối khác biệt về cường độ sử dụng năng lượng so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Đơn cử, mặc dù mức tiêu thụ điện bình quân đầu người hiện nay của Việt Nam thấp hơn so với Thái Lan và Malaysia, nhưng lại cao hơn nhiều lần so với mức tiêu thụ điện trong quá khứ của Thái Lan và Malaysia với GDP tính theo đầu người tương đương Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu Đề án Quy hoạch Điện VIII, TS. Nguyễn Xuân Huy (Trường đại học Bách khoa thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM) nhận xét, trong Đề án cũng có các dữ liệu phân tích cho thấy, hiệu quả sản xuất điện năng trung bình của Việt Nam là khoảng 3.575 giờ (hay còn gọi là Tmax - số giờ sử dụng công suất cực đại, Tmax = điện sản xuất/công suất đặt thiết bị).
Con số này thấp hơn so với mức trung bình của các nước láng giềng như Indonesia (3.777 giờ), Singapore (4.158 giờ), Thái Lan (gần 4.016 giờ), Malaysia (4.513 giờ), Philippines (4.152 giờ).
Ở khía cạnh hiệu quả sử dụng năng lượng, hay là mức tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ điện để làm ra một đơn vị GDP được xác định là tỷ lệ giữa sản lượng điện sản xuất và GDP.
Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, cường độ sử dụng điện (kWh/1.000 USD) của Việt Nam cao nhất với 928 kWh/1.000 USD - nghĩa là khi sử dụng 1 kWh điện, thì ở Việt Nam chỉ tạo ra giá trị 1,07 USD.
Điều này thể hiện việc sử dụng năng lượng của nước ta còn kém hiệu quả, dẫn tới chi phí sản xuất cao, tính cạnh tranh thấp.
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo