-
Bamboo Airways mở lại đường bay quốc tế thường lệ đầu tiên với chặng TP.HCM - Bangkok -
Người tiêu dùng Việt lạc quan hơn so với khu vực Đông Nam Á, tạo đà tăng trưởng cuối năm cho thương mại điện tử -
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 -
Đông Tây Land - Đối tác phân phối chiến lược quy mô lớn của đô thị trái tim CaraWorld -
Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam -
Chubb Life Việt Nam tiếp tục mở rộng Kênh đối tác kinh doanh Infinity tại Nghệ An
Người tiêu dùng cáo buộc
Ngày 22/5/2018, ông Trương Đình Công Vĩnh (phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM) đã mua 7 sản phẩm ở một siêu thị thuộc hệ thống của Công ty cổ phần Con Cưng - đơn vị quản lý chuỗi siêu thị Con Cưng và ToyCity, tại địa chỉ 788 - Âu Cơ (phường 14, quận Tân Bình) với tổng giá trị đơn hàng gần 1,5 triệu đồng.
Tuy nhiên, khi khách hàng mang các sản phẩm về nhà thì phát hiện bộ quần áo thun màu hồng dành cho bé gái có mã sản phẩm CF G127011, trị giá 329.000 đồng có dấu hiệu cắt tem nhãn và thay thế bằng tem nhãn CF với xuất xứ ghi là "Made in Thailand".
Siêu thị Con Cưng tại TP.HCM |
Theo ông Vĩnh, từ vụ việc của thương hiệu Khaisilk cắt tem nhãn xuất xứ sản phẩm rồi thay thế bằng tem nhãn "Made in Vietnam" để lừa dối người tiêu dùng, khiến ông lo ngại sản phẩm của Con Cưng cũng sử dụng thủ pháp tương tự. Do vậy, ngày 25/5, ông Vĩnh đã khiếu nại tại cửa hàng thì nhân viên giải thích: “Đây là sản phẩm chính hãng, khách hàng không có gì phải lo lắng”.
Không đồng ý với cách giải thích trên, khách hàng điện thoại đến đường dây nóng của Công ty cổ phần Con Cưng, nhân viên tổng đài hứa sẽ liên lạc lại. Ba ngày sau không thấy hồi âm, khách hàng tiếp tục điện thoại, lần này nhân viên tổng đài thông báo “công ty giải quyết khiếu nại trong vòng 30 ngày”.
Ông Vĩnh cho rằng, cách làm việc của Con Cưng là thiếu trách nhiệm, yêu cầu gặp trực tiếp để giải quyết vụ việc. Ngày 30/5 là buổi làm việc đầu tiên giữa khách hàng và Con Cưng. Nội dung trong biên bản khiếu nại thể hiện: Khách hàng khiếu nại về sản phẩm bộ thun bé gái dài tay CF G127011 (NB, màu hồng) có dấu hiệu cắt tem nhãn hàng hóa và thay thế bằng tem nhãn CF.
Trong 2 buổi làm việc tiếp theo giữa Con Cưng và ông Vĩnh, phía Con Cưng đã thừa nhận: “Nhìn vào thực tế, sản phẩm đã nêu trên có dấu hiệu cắt tem nhãn cũ và thay tem nhãn mới” và trong buổi làm việc ngày 13/6/2018, hai bên thống nhất một số nội dung: “Thu hồi sản phẩm lỗi đang bán tại cửa hàng; Thu hồi sản phẩm lỗi khách hàng đã mua bằng cách gửi tin nhắn thu hồi và bồi thường cho khách hàng; Gửi trả lại sản phẩm lỗi cho nhà cung cấp, xem xét làm việc với nhà cung cấp và không nhập các sản phẩm tương tự trong tương lai”.
Đến ngày 14/6, ông Vĩnh nhận được thư của Con Cưng, ngoài việc xin lỗi và cảm ơn, Con Cưng gửi tặng ông một phiếu mua hàng trị giá 1 triệu đồng. Ông Vĩnh không chấp nhận phương án xin lỗi và bồi thường của phía Con Cưng.
Trao đổi với truyền thông, ông Vĩnh bày tỏ quan điểm: “Điều tôi quan tâm nhất là chất lượng, xuất xứ thật sự của sản phẩm chứ không phải chỉ là lời xin lỗi và số tiền bồi thường đó. Huống hồ, đây là mặt hàng dành cho trẻ em”.
Về sản phẩm lỗi mua phải, ông Vĩnh đặt ra 2 trường hợp nghi vấn: Thứ nhất, Công ty đã mua nguyên liệu Việt Nam, đưa sang Thái gia công, sau đó nhập ngược trở về để tăng giá trị. Thứ hai, có thể Con Cưng dùng hàng không rõ xuất xứ, rồi tiến hành cắt tem và thay bằng nhãn CF, có ghi xuất xứ "Made in Thailand".
Con Cưng giải thích
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Lưu Anh Tiến, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Con Cưng cho biết, sản phẩm CF G127011 nằm trong lô hàng được sản xuất bởi Công ty International Incorporated (Thailand) Co., Ltd, tại Thái Lan, thông qua Hợp đồng số PO2017OEM49 ký ngày 10/11/2017. Toàn bộ lô hàng theo Hợp đồng này đã được cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O mẫu D số D2017-0356082 bởi Sở Ngoại thương, trực thuộc Bộ Thương mại Thái Lan.
Trên chứng nhận xuất xứ cho lô hàng này nêu rõ, toàn bộ sản phẩm được sản xuất tại Thái Lan, sử dụng 100% nguyên phụ liệu có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan và các nước ASEAN. Ông Tiến cũng cho biết thông tin về lô hàng chi tiết như sau: Ngày xuất hàng từ Bangkok (Thái Lan): 27/11/2017; Ngày nhập cảng tại Cảng Cát Lái (TP.HCM): 1/12/2017; Ngày nhập kho Con Cưng: 11/12/2017 và Ngày bán hàng trên hệ thống: 4/1/2018.
Trả lời câu hỏi, sau khi nhận được phản ánh của ông Vĩnh, Con Cưng đã có những động thái gì cụ thể, ông Tiến cho biết, sau khi nhận được phản ánh của khách hàng, Công ty đã tiến hành kiểm tra và xác nhận lỗi sản phẩm này. Theo quy định của Công ty, để bảo đảm quyền lợi tối đa cho khách hàng, Con Cưng đã tiến hành thu hồi toàn bộ 5.982 sản phẩm của lô hàng đang trưng bày tại cửa hàng. Việc thu hồi này được thực hiện trên toàn bộ hệ thống cửa hàng và từ những khách hàng đã mua, bất kể những sản phẩm đó có gặp lỗi tương tự hay không.
Đồng thời, ngày 13/6/2018, Con Cưng đã gửi tin nhắn đến 3.942 khách hàng để thông báo thu hồi sản phẩm và gửi phiếu quà tặng với giá trị tương đương để mua sản phẩm mới.
Lãnh đạo Công ty cổ phần Con Cưng cũng đã làm việc với nhà sản xuất để xác minh nguyên nhân xảy ra lỗi kỹ thuật nêu trên. Trên thực tế, lô hàng này được Con Cưng đặt sản xuất dưới thương hiệu CF (Concung Fashion) tại Thái Lan và sau khi kiểm tra theo phản ánh từ khách hàng, thì sản phẩm này không đạt yêu cầu để bày bán tại Con Cưng, vì vậy, Con Cưng đã tiến hành thu hồi sản phẩm.
“Bên cạnh đó, chúng tôi đã rà soát lại toàn bộ quy trình đặt hàng, quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào và nhận thấy lỗi của Con Cưng là đã không kiểm tra hết toàn bộ lô hàng. Chúng tôi thành thật xin lỗi quý khách hàng. Chúng tôi đã nghiêm túc kiểm điểm nội bộ và cam kết sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát nội bộ để không xảy ra các sai sót tương tự”, thông cáo báo chí của Con Cưng phát đi ngày 22/7/2018 nêu.
Cơ quan quản lý vào cuộc
Sau khi nhận được khiếu nại của ông Vĩnh, cơ quan quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra đồng loạt tại nhiều cửa hàng Con Cưng trong 2 ngày 20/7 và 21/7.
Trao đổi với báo chí, ông Trần Hùng, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cho biết, khi kiểm tra một sản phẩm áo ở cửa hàng Con Cưng, tuy có chữ “Made in Thailand” treo bên ngoài, còn áo trong không có bất cứ nhãn gì để chứng minh về nguồn gốc. Thậm chí, có thông tin in trên áo chỉ cần giặt sẽ phai ngay. Bên ngoài có tem với chữ rất nhỏ sản xuất tại Thái Lan dán lên, gắn ở miếng nhựa không liên quan gì đến chiếc áo; sản phẩm, tem nhãn hiệu Titione có tem dán tên công ty khác chồng lên tên công ty in trên bao bì. Tuy nhiên, do lượng hàng lớn, lực lượng quản lý thị trường không thể rà soát, kiểm tra hết các mã tem từng sản phẩm và đối chiếu với sổ sách, hoá đơn, chứng từ của các cửa hàng.
Cũng theo ông Hùng, lực lượng quản lý thị trường sẽ mở rộng kiểm tra toàn bộ hệ thống siêu thị Con Cưng trên toàn quốc, không riêng TP.HCM và sẽ tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra sớm nhất tới lãnh đạo Bộ Công thương.
Theo luật sư Kiều Anh Vũ, Công ty Luật KAV Lawyers, nếu sản phẩm bị lỗi, tem nhãn có dấu hiệu bị cắt và thay thế như người tiêu dùng phản ánh thì đó là hành vi có dấu hiệu vi phạm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Cạnh tranh.
Cụ thể, khoản 2, Điều 8, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và khoản 1, Điều 10 luật này nghiêm cấm hành vi lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
Dưới góc độ Luật Cạnh tranh, theo điểm a, khoản 3, Điều 45, Luật Cạnh tranh, hành vi đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công,… là hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
“Do đó, đối với khách hàng đã mua phải sản phẩm bị lỗi, khách hàng có quyền khiếu nại, tố cáo và doanh nghiệp vi phạm phải đổi lại sản phẩm đúng như thỏa thuận và phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng”, luật sư Vũ nói.
Báo Đầu tư sẽ tiếp tục phản ánh vụ việc trong các số báo tiếp theo.
-
Bamboo Airways mở lại đường bay quốc tế thường lệ đầu tiên với chặng TP.HCM - Bangkok -
Loạt thương hiệu quán ăn, nhà hàng nhỏ Việt Nam được quảng bá trên tòa nhà Nasdaq -
Người tiêu dùng Việt lạc quan hơn so với khu vực Đông Nam Á, tạo đà tăng trưởng cuối năm cho thương mại điện tử -
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024
-
Khánh thành nhà máy xử lý nước thải tại dự án Cát Bà Amatina -
Đông Tây Land - Đối tác phân phối chiến lược quy mô lớn của đô thị trái tim CaraWorld -
“Ông chủ Việt” hào phóng với M&A -
Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam -
EVN nằm trong Top 10 doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam -
Chubb Life Việt Nam tiếp tục mở rộng Kênh đối tác kinh doanh Infinity tại Nghệ An -
Văn Phú - Invest 2 năm liên tiếp lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử