-
Tổng công ty Sông Đà hé lộ kế hoạch thoái vốn tại 23 đơn vị thành viên -
Chứng khoán HSC lại họp bất thường bàn chuyện tăng vốn -
Chủ tịch một công ty bất động sản muốn thoái hết vốn -
Phân bón Quốc tế Âu Việt hủy chào bán cho cổ đông, sắp trả cổ tức 30% -
Hậu tăng vốn "khủng", Chứng khoán VIX thêm nghìn tỷ đồng ủy thác đầu tư -
Viconship sắp mua gần 12,77 triệu cổ phiếu Vận tải Biển Vinaship với giá 27.000 đồng/cổ phiếu
Công ty cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên không cho thuê được ha đất công nghiệp nào trong năm 2021 |
Báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức vào cuối tháng 6/2022, lãnh đạo Công ty cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (Công ty Nam Tân Uyên) cho biết, trong năm 2021, mặc dù kế hoạch kinh doanh được Công ty đề ra là cho thuê được 90 ha đất, nhưng thực hiện chỉ là 0 ha.
Nguyên nhân của việc không thực hiện được kế hoạch là do quỹ đất của các khu công nghiệp (KCN) hiện hữu, bao gồm Dự án Nam Tân Uyên 1 (NTC-1) và Nam Tân Uyên 2 (NTC-2) không còn, trong khi Dự án KCN Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn II (NTC-3) chưa hoàn thiện về thủ tục pháp lý, nên chưa thể đầu tư xây dựng hạ tầng.
Việc không hoàn thành kế hoạch cho thuê đất được đánh giá là nguyên nhân chính khiến doanh thu thuần của Công ty trong năm 2021 đạt 271,18 tỷ đồng, chỉ tăng 2,89% so với năm 2020 và hoàn thành 57,4% kế hoạch doanh thu đề ra. Lợi nhuận sau thuế đạt 294,2 tỷ đồng, tăng nhẹ so với số lãi 290,9 tỷ đồng đạt được năm 2020.
Mảng kinh doanh chính bão hòa tăng trưởng do các KCN hiện hữu được lấp đầy, chỉ có thể tận dụng thêm nguồn đất dịch vụ còn lại, hoặc tăng giá thuê đối với những nhà xưởng đến hạn trả, với Công ty Nam Tân Uyên không phải là câu chuyện mới, khi mà cả 2 dự án hiện hữu đều đã được đầu tư từ lâu (NTC-1 được khai thác từ năm 2004, NTC-2 khai thác từ năm 2010).
Trong bối cảnh đó, từ năm 2017, Công ty đã lên kế hoạch đầu tư Dự án NTC-3 với diện tích khoảng 345 ha. Đây là dự án được đánh giá cao về triển vọng thu hút khách hàng khi có mạng lưới giao thông thuận lợi, kết nối với cảng ICD Sóng Thần, sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái… Nguồn đất dự án được chuyển đổi từ đất trồng cao su của CTCP Cao su Phước Hòa là lợi thế giúp Nam Tân Uyên có thể nhanh chóng hoàn tất giải phóng mặt bằng với chi phí thấp hơn so với các doanh nghiệp mở rộng quỹ đất có nguồn gốc khu dân cư. Đây cũng là nguyên nhân mà khi so sánh với nhiều doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực Đông Nam bộ, biên lợi nhuận gộp mảng cho thuê đất của Nam Tân Uyên những năm qua cũng cao hơn đáng kể.
Đối với dự án NTC-3, vào tháng 2/2020, UBND tỉnh Bình Dương đã ra quyết định số 443/QĐ-UBND thu hồi 345 ha đất của Cao su Phước Hòa để bàn giao cho Nam Tân Uyên thực hiện dự án. Sau đó Công ty đã thực hiện chi trả tiền đền bù, hỗ trợ cho Cao su Phước Hòa trong năm 2019-2020.
Theo Ban lãnh đạo Nam Tân Uyên, thời gian qua, việc cho thuê đất còn vướng ở công tác xác định nguồn gốc đất và có phải đấu giá hay không. Tập đoàn Cao su Việt Nam và Công ty Nam Tân Uyên đã làm việc với UBND tỉnh Bình Dương cùng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ. Sau quá trình làm việc, các bên đã xác định nguồn gốc đất không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 67/2021/NĐ-CP và cũng không thuộc diện phải đấu giá đất. Hiện nay, Công ty Nam Tân Uyên và Tập đoàn Cao su Việt Nam vẫn đang làm việc với cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ vướng mắc, sớm triển khai dự án.
Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh chính gặp khó khăn về động lực tăng trưởng, hoạt động tài chính đang là điểm tựa lợi nhuận quan trọng cho Nam Tân Uyên. Tính đến cuối quý I/2022, Công ty đang có số dư tiền gửi ngân hàng ngắn và dài hạn lên đến 1.444,5 tỷ đồng, chiếm 1/3 tổng tài sản. Công ty cũng đang đầu tư vào 5 công ty liên kết với sở hữu 20-40% vốn và góp vốn đầu tư tại 5 đơn vị khác với sở hữu 2-20%, tổng giá trị đầu tư là 374,7 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp mà Nam Tân Uyên đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực khu công nghiệp như CTCP KCN Bắc Đồng Phú, CTCP KCN Cao su Bình Long, CTCP KCN Dầu Giây, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG, CTCP KCN Tân Bình… Đây cũng là những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, chi trả cổ tức tiền mặt đều đặn qua các năm, cùng với thu nhập từ lãi tiền gửi, đóng góp đáng kể vào cơ cấu lợi nhuận của Nam Tân Uyên. Năm 2021, hoạt động tài chính tạo ra 199 tỷ đồng lợi nhuận, đóng góp 58% cơ cấu lợi nhuận trước thuế của Nam Tân Uyên.
Theo kế hoạch kinh doanh được Ban lãnh đạo trình và thông qua tại Đại hội đồng cổ đông, năm 2022, Nam Tân Uyên đặt mục tiêu cho thuê 90 ha đất có hợp đồng chính thức, doanh thu từ hoạt động kinh doanh dự kiến tăng 75,7%, với 476,5 tỷ đồng. Trong khi đó, kế hoạch doanh thu hoạt động tài chính giảm 13,89%, xuống 175,2 tỷ đồng. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế 262,9 tỷ đồng, giảm 10,5% so với thực hiện năm trước.
Sụt giảm doanh thu tài chính được đánh giá có thể xảy ra do việc triển khai đầu tư hạ tầng cho dự án sẽ khiến lượng dự trữ tiền của Công ty giảm trong ngắn hạn, còn nguồn tiền từ cho thuê đất thu về chưa đủ bù đắp, kéo giảm phần doanh thu từ lãi tiền gửi. Việc chi trả khoảng 192 tỷ đồng cổ tức cho cổ đông vào ngày 17/6/2022 cũng làm giảm số dư tiền.
-
Vinaruco lỗ trong quý III/2024 khi chưa ký được hợp đồng cho thuê đất khu công nghiệp mới -
Cổ đông lớn nhất Tổng công ty Sông Hồng bị buộc bỏ toàn bộ quyền biểu quyết -
Gemadept đầu tư cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 3 với công suất 650.000 TEU/năm -
Chủ tịch một công ty bất động sản muốn thoái hết vốn -
Phân bón Quốc tế Âu Việt hủy chào bán cho cổ đông, sắp trả cổ tức 30% -
Công trình đường sắt thoái 23,2% vốn tại Đá Hoàng Mai -
Pharmedic tiếp tục hoàn nhập quỹ đầu tư phát triển, trả cổ tức tỷ lệ 109%
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm