
-
Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập
-
Doanh nhân trẻ Đà Nẵng bàn hướng “ứng biến” trước tác động thuế quan
-
Hải Phòng: Kinh tế tư nhân sẽ là động lực phát triển
-
Thái Bình: Công ty Nhân Bình khởi công dự án kinh doanh nước khoáng nóng
-
Mở rộng quy mô, nâng tầm ngành công nghiệp lạnh tại triển lãm CO-REF 2025 -
Chỉ cải cách thủ tục hành chính chưa đủ giảm khó cho doanh nghiệp
![]() |
Ảnh minh họa: dantri.com.vn |
Theo Chỉ thị số 16/CT-UBND (ban hành ngày 3/8/2016) về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động quảng cáo trên địa bàn TP. Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung giao nhiệm vụ cho UBND quận, huyện, thị xã tháo dỡ biển quảng cáo vi phạm trật tự quảng cáo trên địa bàn.
Việc tháo dỡ biển quảng cáo vi phạm ở hai loại hình quảng cáo đứng một cột và quảng cáo trên dải phân cách cũng được chỉ rõ phải tháo toàn bộ phần khung, bảng cột, không chỉ riêng phần nội dung biển bảng.
Thời hạn tháo dỡ trong vòng một tháng kể từ ngày ban hành Chỉ thị, nếu không hoàn thành, Đoàn thanh tra sẽ đề xuất với TP biện pháp cưỡng chế.
Mặc dù thời hạn tháo dỡ kể trên đã trôi qua nhưng tại nhiều nơi, việc xử lý các biển quảng cáo sai quy định chưa hoàn thành.
Theo văn bản mới nhất được Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam gửi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam đã đề xuất giải pháp xử lý biển quảng cáo trái phép tại Hà Nội.
Cụ thể, theo ông Đinh Quang Ngữ, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam đề xuất, có thể xếp các bảng quảng cáo trên địa bàn TP. Hà Nội thành 4 loại và cần có mức độ, lộ trình xử lý khác nhau.
Thứ nhất, đối với loại bảng đã được nằm trong quy hoạch cũ, nay Sở Văn hóa thông tin đang tạm dừng tiếp nhận hồ sơ để chờ quy hoạch mới. HHQCVN cho rằng không thể coi loại biển này là vi phạm mà có thể được giữ lại đến khi có quy hoạch mới theo tinh thần kế thừa quy hoạch trước; tiếp tục cho cấp phép nội dung quảng cáo để các doanh nghiệp kinh doanh.
Đối với loại bảng đã được các sở, ban, ngành, quận, huyện cho phép xây dựng dưới hình thức xã hội hóa để phục vụ nhiệm vụ chính trị kết hợp làm quảng cáo: Loại này nếu bảng nào sử dụng đúng mục đích và tương lai sẽ nằm trong quy hoạch mới thì có thể cho giữ lại tiếp tục sử dụng như mục đích đã cam kết. Nếu bảng nào sai mục đích sử dung hoặc không nằm trong quy hoạch mới thì phải tháo dỡ.
Đối với loại bảng nằm trong các khuôn viên thuộc quyền sử dụng của các trung tâm thương mại, nhà ga, bến xe…: Loại này chủ yếu do các chủ tự quảng cáo, nếu không làm ảnh hưởng đến trật tự, mỹ quan đô thị thì nên cho tồn tại.
Tuy nhiên, với loại bảng do doanh nghiệp làm chui, chộp giật, đánh lẻ, vô tổ chức, bất chấp quy định, HHQCVN đề xuất phải tháo dỡ triệt để, không cần xem xét.

-
Mở rộng quy mô, nâng tầm ngành công nghiệp lạnh tại triển lãm CO-REF 2025 -
Bộ Công thương tiến hành sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá -
Chỉ cải cách thủ tục hành chính chưa đủ giảm khó cho doanh nghiệp -
Tập đoàn Stavian và Thantawan Industry hợp tác phát triển nhà máy bao bì kim loại công nghệ cao -
PVFCCo-Phú Mỹ quyết tăng vốn điều lệ từ 3.914 tỷ đồng lên gần 6.800 tỷ đồng -
Trao thêm quyền chủ động cho doanh nghiệp nhà nước -
ĐHĐCĐ Công ty Cấp nước Hải Phòng: Năm 2025 đặt mục tiêu lợi nhuận đạt 125,7 tỷ đồng
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa