
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới
-
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ
Vừa qua, một số địa phương đã ra một số quy định nhằm tăng cường phòng, chống dịch Covid-19, gây nhiều khó khăn cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa đi qua các địa phương này. Cụ thể, các chốt kiểm dịch ùn ứ làm kéo dài thời gian vận chuyển, thời hạn của Giấy xét nghiệm quá ngắn khiến tài xế phải xét nghiệm liên tục…
Từ những vướng mắc trên, Hiệp hội vận tải hàng hóa TP.HCM đã kiến nghị một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, phòng dịch Covid-19 hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, đảm bảo thực hiện mục tiêu kép của xã hội.
![]() |
Cơ quan chức năng cần xem xét lại vấn đề cho thấu đáo và hợp lý. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp vận tải |
Cụ thể, Hiệp hội vận tải hàng hóa TP.HCM kiến nghị tổ chức thực hiện xét nghiệm (đối với người chưa có giấy xét nghiệm) tại các chốt kiểm soát người vào địa phương; kiến nghị chỉ tổ chức xét nghiệm người đến địa phương, không xét nghiệm người ra khỏi địa phương và đi qua. Đồng thời, thống nhất thời gian có hiệu lực của giấy chứng nhận xét nghiệm Covid-19 là 7 ngày.
Đối với người điều khiển và chủ phương tiện vận tải cũng phải tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch như: triệt để thực hiện 5K; Người điều khiển phương tiện và người đi cùng phải tuyệt đối tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch và khử khuẩn sau mỗi chuyến di chuyển đến hoặc qua vùng dịch; Người điều khiển phương tiện vận tải không được dừng nghỉ tại những điểm đông người, khu dân cư, chỉ được phép nghỉ trên phương tiện khi dừng tạm thời; Chủ phương tiện, người quản lý vận tải có trách nhiệm lập phiếu đi đường kèm theo mỗi chuyến hàng…
Kiến nghị cơ quan chức năng cho phép chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện được dán giấy thể hiện nơi đi, nơi đến lên kính xe ở vị trí phù hợp để các đơn vị kiểm soát có thể nhận diện một cách rõ ràng, tránh tiếp xúc đề phòng lây lan dịch bệnh.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online, ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa TP.HCM cho biết, xe vận chuyển Nam-Bắc sẽ mất thời gian khoảng 5 - 7 ngày. Trong khi đó, giấy chứng nhận xét nghiệm Covid-19 hết hạn thì tài xế cũng không biết xét nghiệm ở đâu vì dọc đường đi không có điểm xét nghiệm.
Hơn nữa, đang trong thời gian phòng, chống dịch thì không phải tài xế muốn đậu xe ở đâu cũng được. Trong trường hợp có chỗ đậu xe thì cũng không có phương tiện công cộng để di chuyển tới chỗ xét nghiệm.
“Đây là những vướng mắc cơ bản của các đơn vị vận chuyển hàng hóa. Do vậy, Hiệp hội kiến nghị cơ quan chức năng xem xét lại vấn đề cho thấu đáo và hợp lý. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp vận tải”, ông Quản nói và cho biết thêm, hiện tại, nhiều tài xế rất e ngại và không muốn chạy xe đường dài vì cách phòng, chống dịch ở mỗi địa phương một khác.

-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025 -
Giảm tối đa tình trạng vốn ảo, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số