-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Nhiều bệnh nhân nặng được xuất viện
Không chỉ là hàng chục nghìn bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh mỗi ngày mà hiện nay nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng cũng đã được các cơ sở y tế điều trị thành công, được trở về gia đình trong niềm vui, hạnh phúc.
Bệnh nhân của Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM được xuất viện. |
Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM (do Bệnh viện Chợ Rẫy quản lý) có công suất 1.000 giường bệnh được thiết lập trên cơ sở trưng dụng một phần Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 (Thủ Đức).
Sau gần hai tháng đi vào hoạt động đã cứu sống nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch. Trong ngày 3/9 cơ sở này đã có 18 người lớn tuổi, nhiều bệnh nền đã được điều trị khỏi, cho ra viện.
BSCKII Trần Thanh Linh, Bệnh viện Chợ rẫy TP.HCM- người đang túc trực điều trị tại đây cho biết, hiện đã có gần 800/1000 giường đi vào hoạt động. Trong đó có gần 200 bệnh nhân phải thở máy. Thiết bị y tế, bao gồm những máy móc hiện đại nhất, cũng như lực lượng tinh nhuệ được Bộ Y tế và nhiều cơ sở liên tục đưa vào để xuyên ngày đêm cứu các bệnh nhân nặng.
Cũng theo chuyên gia, tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 nhiều ca bệnh khó đã được hồi sinh một cách ngoạn mục. Điển hình như một số bệnh nhân cao tuổi, hay sản phụ có nhiều bệnh nền. Đa số người bệnh được chuyển đến đều trong tình trạng diễn biến xấu.
Bác sĩ Trần Thanh Linh cho biết, Bệnh viện Hồi sức Covid-10 thuốc tuyến điều trị cao nhất, nên số bệnh nhân trên 50 tuổi có chuyển biến nặng rất nhiều.
Đây là đối tượng đòi hỏi cần kết hợp nhiều biện pháp vừa điều trị, vừa chăm sóc nâng cao thể trạng. Một tín hiệu tích cực là số ca tử vong ngày càng giảm mạnh. Từ khi đi vào hoạt động đến nay đã có gần 2.000 bệnh nhân chuyển nhẹ và xuất viện.
Thời gian gần đây, hầu như ngày nào cũng có các bệnh nhân được điều trị khỏi và làm thủ tục cho xuất viện. Những người khỏi bệnh được xe đưa về tận nhà.
Để sàng lọc và tiếp nhận điều trị các ca bệnh nặng, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM kết nối trực tuyến để hội chẩn thường xuyên với các bệnh viện tuyến dưới để nắm chắc tình hình các ca bệnh nặng trước khi họ được chuyển lên.
Ngược lại, khi một số ca bệnh thoát khỏi tình trạng nguy hiểm mà tầng dưới (tuyến dưới) có thể chăm sóc, điều trị được thì Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM lại chuyển xuống để nhường giường cho bệnh nhân nguy kịch khác.
Còn tại Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai tại Quận 7 TP.HCM cũng liên tục có các ca bệnh nặng được xuất viện.
GS. Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Trung tâm cho hay, Trung tâm hiện đang điều trị cho hơn 300 bệnh nhân nặng từ các bệnh viện dã chiến, bệnh viện tuyến dưới chuyển lên.
Đây là tuyến điều trị cao nhất. Mới chỉ gần một tháng đi vào hoạt động, nhưng đã có hơn 200 bệnh nhân từ nặng và nguy kịch chuyển sang nhẹ, tốc độ hồi phục rất tốt. Mỗi bệnh nhân trước khi xuất viện đều được thực hiện đầy đủ các quy trình xét nghiệm, lâm sàng.
Ở một cơ sở y tế khác là Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại TP.HCM, Giám đốc Trần Bình Giang thông tin, ngày 2/9 đã có 15 bệnh nhân Covid nặng và nguy kịch điều trị ổn định sức khỏe và được ra viện, trở về đoàn tụ bên gia đình.
Trong đó, nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch, phải điều trị bằng ô-xy lưu lượng cao, không đáp ứng, viêm phổi nặng, nhiều bệnh nhân Covid-19 kèm các bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, mỡ máu.
Tính đến thời điểm hiện tại tổng số bệnh nhân Covid-19 điều trị khỏi bệnh và ra viện tại đây lên tới gần 60 bệnh nhân.
Ngoài ra, các bệnh nhân khác đã hết triệu chứng sẽ tiếp tục được theo dõi và làm xét nghiệm PCR đánh giá, đủ tiêu chuẩn sẽ được ra viện và cách ly tại nhà theo quy định.
Mô hình trạm y tế lưu động hỗ trợ F0 tại nhà rất lớn
Được biết, hiện nhờ những trạm y tế lưu động phát huy hiệu quả mà nhiều người bệnh tại TP.HCM đang cách ly tại nhà đã vượt qua Covid-19.
Ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, người được Bộ trưởng Bộ Y tế giao hỗ trợ TP.HCM thiết lập và vận hành các trạm y tế lưu động tại TP,HCM cho biết, chiến lược thành lập các trạm y tế lưu động là phù hợp, hiệu quả.
Nhiệm vụ của các trạm này là quản lý, hỗ trợ, theo dõi, điều trị F0 tại nhà, sớm phát hiện các dấu hiệu chuyển nặng để chuyển lên tuyến trên kịp thời, hạn chế các ca tử vong.
Mô hình trạm y tế lưu động hỗ trợ F0 cách ly tại nhà rất lớn. |
Các trạm y tế lưu động này kết hợp chặt chẽ với đội phản ứng nhanh của xã, phường để chăm sóc, theo dõi sức khoẻ F0 khi điều trị tại nhà, tham gia xét nghiệm Covid-19 bằng test nhanh kháng nguyên cho người dân.
Để chăm sóc F0 tại nhà, trạm y tế lưu động được trang bị đầy đủ bình oxy cố định, bình di động, máy đo SpO2, dụng cụ cấp cứu cơ bản, dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm, test kit xét nghiệm nhanh và các dụng cụ khám chữa bệnh cơ bản khác.
Các trạm lưu động này cũng chịu trách nhiệm khám bệnh, sơ cấp cứu các bệnh thông thường khác, để bảo đảm người dân trong vùng dịch vẫn được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản kịp thời.
Bác sĩ Phạm Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Y tế Bình Chánh cho biết huyện có 15 trạm y tế lưu động. Cán bộ tại đây thường xuyên đến tận nhà dân để đo SpO2, hỗ trợ ô-xy, tiến hành các bước sàng lọc, liên hệ chuyển tuyến.
Tại Trạm Y tế lưu động số 7 (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh) từ sớm ngày 25/8, người dân đã hối hả đến để được tư vấn Covid-19 đồng thời test nhanh để nắm bắt sức khỏe của mình.
Điện thoại đường dây nóng của nhân viên y tế túc trực tại Trạm Y tế lưu động số 7 cũng liên tục đổ chuông, người dân gọi đến nhờ tư vấn từ xa hoặc thông báo tình hình diễn biến của sức khỏe. Tất cả các nút thắt, các thắc mắc đều được giải quyết thấu đáo.
Bác sĩ Trương Ngọc Nam, phụ trách Trạm Y tế lưu động 13 Nhà Bè, TP.HCM cho biết, hiện tại Trạm này đang chăm sóc, quản lý đến gần 200 F0 tại nhà. Theo đó, khi nhận được danh sách ca mắc nào thì liên lạc ngay với họ để đến tận nhà cấp phát thuốc, tư vấn cách sử dụng. Đồng thời để số điện thoại của y bác sĩ lại cho F0 để khi cần thì họ gọi.
Liên quan đến việc phối hợp xác định F0 và phát túi thuốc, bác sĩ Nguyễn Ngọc Thanh, Trưởng Trạm Y tế xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè thông tin, thường sau khi test nhanh có kết quả dương tính xong, cán bộ của Trạm sẽ tiến hành sàng lọc, lập hồ sơ và làm xét nghiệm khẳng định bằng PCR hết. Từ đó lập danh sách F0 đủ điều kiện ở nhà theo từng ấp rồi chuyển cho trạm y tế lưu động để phát thuốc và chăm sóc.
-
Nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim do tập luyện thể thao cường độ cao -
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương -
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu