
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
![]() |
Theo tính toán của GE, với mỗi 1% hiệu suất được tăng lên ở mỗi lò hơi sẽ mang đến thêm 17 triệu USD lợi nhuận ròng trong 25 năm cho chủ đầu tư. Như vậy, với hai lò hơi đạt mức hiệu suất vượt cam kết lần lượt là 1,8% và 1,5%, tổng lợi nhuận ròng tăng thêm có thể lên tới 55 triệu USD.
Nhà máy nhiệt điện Thăng Long do Công ty cổ phần Nhiệt điện Thăng Long thuộc tập đoàn Geleximco đầu tư theo hình thức nhà máy điện độc lập (IPP) có công suất 600 MW và sử dụng nguồn than nội địa.
Nhà máy nhiệt điện Thăng Long hiện đang hoạt động hiệu quả và có độ tin cậy cao với hai lò hơi tầng sôi tuần hoàn (circulating fluidized bed boilers - CFB) có công suất 300 MW của GE Steam Power. Sau gần một năm, đến nay, kết quả của hai tổ máy đã vượt sự mong đợi.
Theo bà Nguyễn My Lan, Giám đốc Thương mại của GE Steam Power tại Việt Nam, độ tin cậy và hiệu suất của lò hơi được đánh giá cao trong năm đầu hoạt động. Nhờ đi vào vận hành thương mại sớm hơn dự kiến và hiệu suất lò hơi đạt được cao hơn cam kết cùng với tính sẵn sàng vượt trội, công nghệ của GE đang giúp nhà máy nhiệt điện Thăng Long hoạt động hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn.
Ngày vận hành thương mại của tổ máy số 1 là 16/5/2018, sớm hơn hai tuần so với kế hoạch và tổ máy số 2 chính thức vận hành vào ngày 29/7/2018, sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch, đồng nghĩa với việc sớm mang lại doanh thu cho chủ đầu tư.
Các lò hơi của GE cho thấy kết quả vượt cam kết về nhiều mặt, trong đó có tính sẵn sàng và độ tin cậy sau khi đi vào vận hành thương mại. Cụ thể là các lò hơi đã hoạt động liên tục trong khoảng thời gian cao hơn nhiều so với mức thông thường là 150 ngày: thời gian hoạt động liên tục của tổ máy số 2 là 196 ngày và của tổ máy số 1 là 240 ngày. Kết quả, nhà máy đóng góp được nhiều điện hơn vào lưới điện quốc gia.
Công nghệ của GE còn góp phần mang lại lợi ích về môi trường khi công nghệ tầng sôi tuần hoàn (CFB) giúp làm giảm lượng khí thải nhà máy. Lò hơi CFB của GE giúp giảm lượng phát thải SO2 và NOx nhiều hơn so với mức tiêu chuẩn mà Geleximco đã cam kết và thấp hơn nhiều so với quy định của Việt Nam.
Đây cũng là minh chứng cho thấy, nếu có công nghệ và đối tác phù hợp, các dự án nhiệt điện than độc lập hoàn toàn có khả năng cung cấp nguồn điện đáng tin cậy và hiệu quả giúp đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam.

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower