Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Hình thành hệ sinh thái, tạo kết nối là điều kiện cần để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo
Thu Phương - 02/12/2019 22:26
 
Đó là khẳng định của ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học - công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ tại Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia lần thứ 4.
.
ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) 

Chia sẻ tại Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia lần thứ 4 ngày 2/12, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết,  ách đây 17 năm, lúc đó ở Việt Nam ít người nói đến khởi nghiệp. VCCI là 1 trong những tổ chức đầu tiên nhóm lên "ngọn lửa" khởi nghiệp đầu tiên tại Việt Nam khi mà Festival khởi nghiệp đầu tiên được tổ chức.

“Ngày ấy, khởi nghiệp chưa thành từ khóa trong sự phát triển như bây giờ. Hiện tại, nhắc đến khởi nghiệp, bất kỳ ai cũng nghĩ đó là khởi nghiệp sáng tạo chứ không còn là khởi nghiệp thông thường như trước. Khởi nghiệp đồng nghĩa với bắt đầu một sự nghiệp kinh doanh sáng tạo”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Cũng theo Chủ tịch VCCI, "chìa khóa" của sự phát triển quốc gia ở thời điểm hiện tại nằm ở 2 cụm từ quan trọng là nâng cao chất lượng nguồn vốn con người và khởi nghiệp sáng tạo. “Đây là 2 cái cánh của nền kinh tế”, Chủ tịch VCCI nhận định.

Đồng quan điểm với Chủ tịch VCCI, ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học - công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trong xu thế phát triển như vũ bảo của khoa học và công nghệ toàn cầu, khởi nghiệp mà đặc biệt là khởi nghiệp sáng tạo đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, giải quyết những khó khăn, thách thức mang tính toàn cầu cũng như hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh để đảm bảo sự phát triển bền vững của các quốc gia nói riêng và khu vực nói chung.

“Để các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể phát triển và trở thành các doanh nghiệp trưởng thành với đóng góp thiết thực cho nền kinh tế thì cần thiết phải phát triển và hình thành hệ sinh thái cho khởi nghiệp sáng tạo, tạo liên kết, kết nối và nâng cao năng lực của các chủ thể khác, hướng tới hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo”, ông Đích nói.

.
Bà Định Thị Thuý, Tổng giám đốc Công ty Cổ Phần Misa.

Tuy được nhận định là “chìa khoá” của sự phát triển quốc gia nhưng các doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn, chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư bên lề sự kiện, bà Định Thị Thuý, Tổng giám đốc Công ty Cổ Phần Misa cho biết, với kinh nghiệm của Misa khi cung cấp cho gần 150.000 khách hàng doanh nghiệp trên cả nước, Misa nhận thấy các doanh nghiệp khởi nghiệp luôn gặp phải khó khăn khi không quản lý được vốn. Điều này, đã ảnh hướng lớn đến việc đầu tư, tìm kiếm khách hàng…

"Khi tư vấn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp chúng tôi thường có đưa ra các lời khuyên, với niềm đam mê nhưng các bạn khửoi nghiệp cũng cần biết cách quản lý vốn, dòng tiền cũng như năm bắt được các quy định về thuế của nhà nước thì doanh nghiệp mới có được phát triển bền vững. Ngoài tư vấn, Misa cũng đưa ra những chính sách hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp khởi nghiệp như các gói phần mềm kế toán, hoá đơn điện tử, chữ ký số, thời gian đầu miễn phí hoặc hỗ trợ một phần....", bà Thuý chia sẻ. 

,
Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học - công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ.

Về chính sách hỗ trợ của nhà nước, ông Đích cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Khoa học công nghệ đã phối hợp và tham mưu xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng các băn bản hướng dẫn, miễn giảm thuế, phí, lệ phí đất, quy hoạch hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, quy hoạch chi tiết về việc thành lập quỹ đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo…

Cùng chia sẻ tại diễn đàn về tình hình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, ông Lê Văn Quân – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội) cho biết, Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã triển khai quyết liệt nhiều chính sách hỗ trợ khởi nghiệp. Mới đây, Thành phố đã ban hành đề án hỗ trợ khởi nghiệp vào 5/9/2018 với nhiều chính sách hỗ trợ cho khởi nghiệp về toàn bộ thủ tục hành chính, hỗ trợ nội dung liên quan tới phí và lệ phí, hỗ trợ con dấu pháp nhân, tích hợp các kết nối phần mềm misa, các chữ ký số,… "Và cố gắng làm thế nào các doanh nghiệp khi đến với Hà Nội khởi nghiệp thì có thể nhanh chóng gia nhập thị trường và triển khai dự án” – ông Quân nói.

Riêng về lĩnh vực đào tạo, Hà Nội cũng đứng đầu cả nước về đào tạo khởi nghiệp với những khoá đào tạo thực chất và đúng yêu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra TP triển khai hàng loạt các hoạt động kết nối ngân hàng, hỗ trợ triển khai thực hiện đề án, phát triển sản phẩm, phát triển thị trường…

Ở tầm vĩ mô, trong thời gian tới, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học - công nghệ chia sẻ, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tập trung vào xây dựng phát triển Mạng lưới kết nối khởi nghiệp ở quy mô quốc gia và quốc tế; thúc đẩy hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo trên toàn quốc, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển; liên kết với viện nghiên cứu, trường đại học để thương mại hóa kết quả nghiên cứu, hình thành tài sản trí tuệ để tự tin bước ra thị trường toàn cầu.

“Tôi mong muốn chúng ta cùng hợp tác để xây dựng và phát triển những starup hàng đầu hướng tới giải quyết các vấn đề xã hội, tạo ra những tác động tích cực cho xã hội ở tầm quốc gia, khu vực, trên thế giới mà đồng thời vẫn phát huy văn hóa bản địa”, ông Đích nói.

Start-up Việt tô đậm ngôi sao vàng trên bản đồ khởi nghiệp thế giới
Đứng thứ 3 về số lượng start-up cũng như các thương vụ đầu tư tại Đông Nam Á, Việt Nam đang trở thành một cường quốc khởi nghiệp, tô đậm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư