Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Khởi nghiệp… ý tưởng hay chưa đủ, mà còn cần hai kỹ năng cốt tử khác
Anh Hoa - 02/11/2019 10:02
 
Một trong những nguyên nhân “chết” nhiều không chỉ đối với start-up, mà với các ông lớn trên thị trường là do quản trị doanh nghiệp yếu, chỉ muốn tự may vá cho mình. Các start-up thất bại phần lớn xoay quanh 2 kỹ năng, đó là kỹ năng quản trị và kỹ năng tài chính

Ý tưởng khởi nghiệp chỉ chiếm 1% thành công

Gần cuối năm 2017, The Coffee House chính thức đưa thương hiệu trà sữa nổi tiếng nhất nhì Đài Loan – Tenren về Việt Nam theo hình thức nhượng quyền. Tại thời điểm đó, thị trường trà sữa đang là xu hướng; lại thêm sự kết hợp từ kinh nghiệm dày dạn của The Coffee House trong lĩnh vực xây dựng chuỗi cửa hàng đồ uống. Một viễn cảnh tươi sáng đang chờ đợi dự án start-up này.

Tuy nhiên, chỉ sau gần hai năm, gần đây, The Coffe House đã thông báo ngừng kinh doanh Tenren tại thị trường Việt Nam. Chuỗi trà sữa nhượng quyền này đã đóng cửa với lý do “Chưa tìm ra mô hình kinh doanh thích hợp”.

Đây cũng không phải là điều quá bất ngờ với giới kinh doanh vì ngay từ những ngày đầu khai trương, Tenren đã gặp khá nhiều vấn đề. Cụ thể như dù mới khai trương nhưng cửa hàng của Tenren đã phải đóng cửa do trục trặc vấn đề về điện, dù đang trong thời gian khuyến mãi. Hay khách hàng của họ liên tục có các phản hồi tiêu cực về sự quá tải của cửa hàng, hết nguyên vật liệu và để khách chờ rất lâu mà không mua được hàng.

Tenren đã chính thức tự đặt bút khai tử mình vì những sự cố vận hành từ thời điểm khai trương
Tenren đã chính thức tự đặt bút khai tử mình vì những sự cố vận hành từ thời điểm khai trương

Tất cả những điều này thể hiện sự bất ổn trong cách thức vận hành những ngày đầu của chuỗi trà sữa có tiếng này. Điều này cho thấy để khởi nghiệp thành công, ý tưởng lớn là chưa đủ.

Hiện nay, nhà sáng lập của các công ty start-up tại Việt Nam, đặc biệt là các start-up công nghệ thường xuất thân là dân kỹ thuật. Họ học về công nghệ, về cách xây dựng sản phẩm nên thiếu kiến thức, kỹ năng quản trị doanh nghiệptài chính cơ bản.

Họ chỉ tính đến chuyện nhìn càng xa, mở càng nhanh  càng tốt, càng đạt chỉ tiêu của nhà đầu tư, nhưng lại không biết ở giai đoạn nào thì nên cần bao nhiêu tiền, cho việc gì?

Có rất nhiều người ngay khi bắt đầu có ý tưởng đã định giá công ty lên đến vài triệu USD; hay có những người được nhà đầu tư rót rất nhiều tiền nhưng lại chi tiêu vô tội vạ… Trong khi kỹ năng về tài chính, vận hành, nắm bắt thị hiếu và tăng trải nghiệm cho khách hàng là những yếu tố hết sức quan trọng để dự án, doanh nghiệp có thể tồn tại thì nhiều startup lại thiếu. Đây là một lỗ hổng cực kỳ lớn khiến nhiều startup chết yểu.

Theo Nguyễn Khôi, Sáng lập và điều hành ứng dụng WeFit, các start-up thường nghĩ rằng, khi bắt đầu thì chỉ cần một ý tưởng hay. Tuy nhiên, từ ý tưởng đến việc quản trị, điều hành và phát triển một dự án hay một doanh nghiệp là điều không hề dễ dàng. Thực tế, ý tưởng khởi nghiệp chỉ chiếm 1% thành công của startup, 99% còn lại là do các yếu tố khác như tài chính, quản trị, nhân sự và marketing.

“Lý do các start-up thất bại phần lớn xoay quanh 2 kỹ năng, đó là kỹ năng quản trị và kỹ năng tài chính, làm không tốt một trong 2 kỹ năng đó sẽ giết chết doanh nghiệp của bạn”, Nguyễn Khôi nói.

Tuy nhiên, cùng với các ý tưởng xuất sắc cùng những bước đi táo bạo, các nhà sáng lập cần lên chiến lược phát triển rõ ràng, cân đối tài chính hợp lý, tuyển dụng nhân sự chất lượng, … và quan trọng nhất là không ngừng tự học thêm các kiến thức, kỹ năng quản trị để đưa startup của mình ngày một vươn tầm trong kỷ nguyên 4.0 hiện nay.

nức đi học 

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Sáng lập học viện MVV và hệ thống đào tạo trực tuyến Everlearn, nói đến start-up là nói đến tăng trưởng, đào tạo khách hàng, sản phẩm mới và làm sao có được lượng khách hàng lớn. Cùng với sự tăng trưởng đó là số lượng nhân viên gia tăng, với kỹ năng làm việc cơ bản. Khi start-up bùng nổ việc tuyển dụng và quản trị nhân sự thành nóng rẫy

Đó là lúc bản thân cá nhân nhà sáng lập cũng phải được đào tạo. Họ có thể rất giỏi về công nghệ nhưng 99% start-up thất bại. Một trong những nguyên nhân “chết” nhiều không chỉ đối với start-up, mà với các ông lớn trên thị trường là do quản trị doanh nghiệp.

Trong khi đó ông Bùi Quang Tuyến, Giám đốc Học viện Viettel cho rằng, với sự thay đổi nhanh của môi trường hiện nay, các doanh nghiệp startup mới gia nhập thị trường rất sung. Họ lấy một số lợi thế ban đầu như: có sẵn văn phòng đẹp, cộng đồng facebook lớn mạnh, sự quen biết nhà đầu tư. Nhưng thực tế vận hành đòi hỏi khác nhiều. Bối cảnh trên buộc các start-up nô nức đi học.

Cuộc chiến nhân sự khốc liệt ở một số ngành và nhân sự giỏi sẽ ở lại tổ chức lâu khi họ cảm thấy mình có nhiều điều chưa học hết, còn có ngày được học. Ngoài chế độ đãi ngộ, doanh nghiệp tạo được văn hoá luôn luôn cần học hỏi sẽ giữ được chân nhân sự tốt.", Ông Nguyễn Thanh Sơn, Sáng lập học viện MVV và hệ thống đào tạo trực tuyến Everlearn

“Nhu cầu học hiện nay rất lớn. Bởi các start-up phải rất hiểu khách hàng và các doanh nghiệp lâu năm trên thị trường cũng phải làm điều đó thì mới chuyên đổi số được. Ngoài việc luôn tự vá và may đo cho mình, họ vừa phải đi học bên ngoài”, ông Tuyến nói.

Bản thân tập đoàn lớn như Viettel đã nhận thấy tầm quan trọng trong đào tạo thời cách đây hơn một thập kỷ. Nhưng để hoạt động thành bài bản thì đến nay mới rõ nét. Tập đoàn này đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho Trung tâm Giáo dục Đào tạo Viettel nằm trong khuôn viên Tổ hợp đào tạo tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc, cách Hà Nội khoảng 30 km. 

Động thái của Viettel cũng giống như ông lớn Vingroup đã và đang làm trong bối cảnh nhiều startup trỗi dậy với mô hình kinh doanh mới. Vingroup dù đã lớn với mảng kinh doanh truyền thống nhưng họ vẫn thay đổi theo hướng tích cực là mãi mãi tinh thần khởi nghiệp. Họ luôn học tìm hiểu kinh nghiệm, tri thức mới để nắm bắt cơ hội, nhận biết và triển khai cái mới.

Theo ông Sơn, điều quan trọng với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là nâng cao năng suất lao động. Người lao động Việt Nam không hẳn do lười mà vì cách thức kinh doanh kiểu cũ. Giờ đây họ cần nâng cao khả năng cạnh tranh, gắn kết mọi người.

ông Nguyễn Thanh Sơn, Sáng lập học viện MVV và hệ thống đào tạo trực tuyến Everlearn
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Sáng lập học viện MVV và hệ thống đào tạo trực tuyến Everlearn

Trong nhu cầu cao đó, thị trường bùng nổ các hình thức giáo dục đào tạo, với nhiều cách thức và sự mời gọi khác nhau, thậm chí luôn có sự xuất hiện của các chuyên gia tiếng tăm nước ngoài.

Những thay đổi cơ bản là đào tạo hữu dụng, chi phí phải thấp để tiếp cận số đông. Hiện một nền tảng học tập hữu dụng sẽ bao gồm: công nghệ xây dựng ra nền tảng và nội dụng chạy trên nền tảng đó. Trên thị trường hiện nay chia 2 phe: công ty công nghệ làm công nghệ, ai làm nội dung sẽ chuyên nội dung.

“Công ty tôi là sự kết hợp cả hai, vừa xây dựng nền tảng Everlearn, vừa sản xuất nội dung. Chủ yếu tập trung vào các nội dung hữu dụng thật cần thiết cho doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay làm công nghệ đi xây dựng nội dung nên chất lượng nội dung, đặc biệt là các nội dung liên quan đến kinh doanh hạn chế, nên họ không đi được vào thị trường đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao”, ông Sơn tự tin.

Tuy nhiên, khi có nền tảng nội dung doanh nghiệp phải duy trì điều đó bằng truyền thông nội bộ. Chuyện mời chuyên gia ngoại về là rất tốt nhưng đôi khi họ không phù hợp với bối cảnh Việt Nam. "Chưa chắc doanh nghiệp Việt đã rút được kiến thức gì khi họ đi xe Ferrari, trong khi mình đi xe bò", ông Sơn nói. 

Doanh nghiệp start-up cần coi chừng cái bẫy do chính mình tạo ra
CEO của Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ Sao Kim (VenusCorp), doanh nhân Vũ Ngọc Hương chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp và có nhiều lời khuyên hữu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư