
-
Tuần đầu vận hành chính quyền 2 cấp tại TP. Hải Phòng: Các thủ tục được giải quyết nhanh chóng
-
Việt Nam hợp tác lâu dài bảo đảm an ninh lương thực cho Malaysia
-
GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - Mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng -
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
![]() |
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM |
Tại phiên chất vấn, Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM cho rằng, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, giờ đây, Việt Nam đã khống chế được dịch Covid-19, nhưng tình hình dịch bệnh trên thế giới còn diễn biến phức tạp, tác động đến việc phát triển của cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng.
“TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước, nên suy nghĩ như thế nào để đồng hành cùng với đất nước? Theo chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội thì TP.HCM phải nỗ lực rất nhiều để đóng góp lớn hơn, góp phần khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra”, bà Tâm nói.
Bà Tâm cho răng, những tháng vừa qua, tăng trưởng ở TP.HCM rất thấp. Trong đóng góp vào GDP chung cho cả nước của TP.HCM có dấu hiệu cho thấy khả năng sụt giảm còn tiếp tục. Do đó, bà Tâm đề nghị các ngành và UBND Thành phố cần rà lại một cách rất chi tiết, xem dư địa phát triển của TP.HCM đang ở đâu.
“Không thể cào bằng, không thể có giải pháp chung chung như một khẩu hiệu, mà cần chỉ ra dư địa phát triển của Thành phố đang nằm ở đâu, cần giải pháp gì, hỗ trợ gì, cú hích gì từ thành phố, từ Trung ương?”, bà Tâm nói.
Nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM cũng đề nghị Thành phố cần phân loại ngành nghề nào cần hỗ trợ, loại ngành nghề nào có thể vực dậy nhanh được và cần hỗ trợ vài điểm, còn ngành nào khó khăn và cần hỗ trợ lâu dài.
“Đây là vấn đề khó chứ không phải dễ, nhưng hãy nghĩ đến vai trò đầu tàu kinh tế TP.HCM, phải làm cái gì để góp phần cho đất nước trong giai đoạn khó khăn này, tạo nhiều việc làm cho người lao động, để cho người dân Thành phố sống được”, bà Tâm nói.
Còn Đại biểu Võ Thị Ngọc Thúy, cho rằng hiện nay chỉ số PCI của TP.HCM xếp hạng thứ 14 trong cả nước, nhưng báo cáo của UBND Thành phố vẫn chưa có đánh giá nào đậm nét về các giải pháp cho các doanh nghiệp tư nhân trong thời gian vừa qua.
Theo bà Thúy, nhóm chỉ số cần phải quan tâm nhiều hơn, đó là: thủ tục hành chính về đất đai và quản lý mặt bằng. Hiện nay 59% doanh nghiệp chưa hài lòng cao trong lĩnh vực này. Còn thủ tục hành chính về quy hoạch xây dựng và quản lý đô thì chỉ đạt chỉ số hài lòng 53,1%.
Cùng với đó, 35% doanh nghiệp tư nhân vẫn thấy khó khăn trong việc tiếp cận vốn, trong khi đó các doanh nghiệp đang khao khát nguồn vốn để phục hồi kinh doanh, sản xuất dưới sự tác động của dịch Covid-19.
"Tôi cũng đề xuất giải pháp 6 tháng cuối năm thứ nhất là phải có gói kích cầu chung của Thành phố trên nhiều lĩnh vực, trong đó không nên cào bằng mà tập trung vào các ngành có tính chất lan tỏa, ví dụ như các ngành dịch vụ như du lịch. Khi có du khách thì sẽ có sự tiêu thụ nhà hàng ăn uống thì sẽ kéo theo các mặt hàng sản xuất cũng được tăng trưởng", bà Thúy đề xuất.
Nói về chỉ số PCI của TP.HCM, bà Trâm cho rằng, chỉ số này đang từ top 10 xuống thứ 14, vì sao có sự xuống hạng này. Chính quyền Thành phố cần phải có sự đánh giá phân tích chỉ số, so sánh với các địa phương khác, qua đó nhận thấy cần cải thiện nỗ lực điều hành cũng như khắc phục các lĩnh vực nào, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, đặt mục tiêu phát triển hậu Covid-19 để thu hút đầu tư nước ngoài.

-
Tuần đầu vận hành chính quyền 2 cấp tại TP. Hải Phòng: Các thủ tục được giải quyết nhanh chóng
-
Việt Nam hợp tác lâu dài bảo đảm an ninh lương thực cho Malaysia
-
GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - Mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Brazil khẳng định sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn thủy hải sản, gạo của Việt Nam -
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng -
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27% -
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới -
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS -
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower