-
Khơi thông dòng chảy kiều hối cuối năm -
Sacombank đạt chứng nhận quốc tế uy tín PCI DSS 11 năm liền -
HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC -
Vàng miếng SJC tiếp tục rớt giá cuối tuần -
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện, đồng hành cùng EVNNPT -
Tỷ giá USD hạ nhiệt nhưng vẫn cao kịch biên độ
Gói hỗ trợ lãi suất 2% ế, trong khi gói hỗ trợ nhà ở theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP lại trong tình trạng thiếu nguồn. |
Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến cuối tháng 8/2023, doanh số hỗ trợ lãi suất 2% (gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng từ ngân sách) đạt hơn 169.000 tỷ đồng, dư nợ hỗ trợ lãi suất đạt gần 57.000 tỷ đồng cho hơn 2.100 khách hàng, số tiền hỗ trợ lãi suất lũy kế từ đầu chương trình đạt khoảng 781 tỷ đồng, tức mới đạt gần 2%.
Theo lý giải của các cơ quan chức năng, nguyên nhân khiến gói hỗ trợ này giải ngân chậm chủ yếu là do tâm lý e ngại công tác thanh, kiểm tra, cân nhắc giữa lợi ích từ hỗ trợ lãi suất 2% và chi phí bỏ ra khi nhận hỗ trợ lãi suất như theo dõi hồ sơ, chứng từ, tuân thủ các thủ tục thanh, kiểm tra; khó đánh giá về khả năng “phục hồi” trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều yếu tố rủi ro, bất định…
Trong khi gói hỗ trợ lãi suất 2% thừa nguồn, nhưng ế vốn, thì gói hỗ trợ nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP lại đang thiếu nguồn để triển khai. Tại một số địa phương, chưa doanh nghiệp nào được tiếp cận nguồn vốn này.
Tại Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh mới đây, lãnh đạo Sở Xây dựng Bắc Ninh đề xuất Ngân hàng Nhà nước bỏ gói vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100, vì đến nay, chưa doanh nghiệp nào trên địa bàn tỉnh tiếp cận được, dù đã triển khai trên địa bàn tỉnh từ năm 2016 (7 năm).
Lý giải nguyên nhân tình trạng này, ông Nguyễn Xuân Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, đối với việc cho vay qua các tổ chức tín dụng (TCTD) được chỉ định, đến nay, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đều đã ban hành đầy đủ quy trình triển khai cho vay, nhưng lại chưa thể triển khai.
Nguyên nhân là do ngân sách Nhà nước chưa bố trí được nguồn ngân sách cấp bù.
“Đây là gói mà cơ chế cho vay là các ngân hàng cho vay và được cấp bù lãi suất, tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay các ngân hàng không có nguồn cấp bù để triển khai”, ông Bắc thông tin và cho biết, Ngân hàng Nhà nước cũng như Bộ Xây dựng đã có nhiều ý kiến, kiến nghị Chính phủ bố trí nguồn cho việc cấp bù lãi suất.
Còn với kênh qua Ngân hàng Chính sách xã hội, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho hay, hiện Chính phủ chỉ cho vay với người mua nhà, còn với chủ đầu tư, Chính phủ đang có đề án, khi đề án được duyệt thì mới thực hiện.
Tuy nhiên, ngay cả cho vay với người mua nhà cũng đang gặp khó, vì khách hàng của Ngân hàng Chính sách xã hội chủ yếu các hộ gia đình nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo ở các vùng khó khăn.
Đối với các doanh nghiệp, bản thân Ngân hàng Chính sách xã hội chưa có kinh nghiệm cho vay các doanh nghiệp bất động sản, cần phải nâng cấp trình độ cán bộ, mạng lưới, quy trình thì mới triển khai được.
“Do đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng đề án, sau khi duyệt đề án mới thực hiện duyệt cho vay các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng nhà ở xã hội.
Hiện Ngân hàng Chính sách xã hội đang xây dựng, trình Chính phủ duyệt nên chủ đầu tư chưa vay được. Ngân hàng Nhà nước sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án”, ông Bắc thông tin.
Cũng theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ đã nhận diện được những vấn đề này, theo đó, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Nghị định 100 để trong thời gian tới đẩy mạnh cho vay nhà ở xã hội.
Đồng thời, trước thực trạng khó khăn nêu trên, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu các gói đẩy mạnh cho vay nhà ở xã hội, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất Chính phủ ban hành gói 120.000 tỷ đồng, dùng nguồn lực các ngân hàng, không dùng ngân sách.
“Kinh nghiệm nếu dùng ngân sách thì thủ tục sẽ kéo dài, tâm lý e ngại của doanh nghiệp sau này thanh tra, kiểm tra, do đó, Ngân hàng Nhà nước tham mưu Chính phủ dùng nguồn lực chính các ngân hàng thương mại, mong muốn đơn giản, đỡ phức tạp hơn, triển khai nhanh, đi vào cuộc sống nhanh”, ông Bắc nói.
-
Vàng miếng SJC tiếp tục rớt giá cuối tuần -
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện, đồng hành cùng EVNNPT -
Tỷ giá USD hạ nhiệt nhưng vẫn cao kịch biên độ -
Vàng quốc tế đảo chiều tăng khi Fed giảm thêm 0,25% lãi suất, giá vàng SJC chỉ nhích nhẹ -
Sắp khai trương phòng chờ PVcomBank Premier Lounge tại Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng -
Ngân hàng Nhà nước: Điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới tiếp tục gặp nhiều áp lực -
Vàng trang sức được sử dụng như vàng miếng, NHNN nghi ngờ nguyên liệu sản xuất là vàng lậu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/11 -
2 Lo ngại hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc -
3 Thêm nhà đầu tư khủng xin đầu tư Dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ -
4 Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệt -
5 Nhiều chung cư tại Hà Nội có tỷ lệ tin rao bán ảo lên tới 50 - 70%
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”
- Green Market 2024: Góp từng viên gạch, xây từng ước mơ
- Adjust - Giải pháp để các ứng dụng tài chính thu hút và giữ chân người dùng
- Diễn đàn khởi nghiệp Gangneung 2024: Nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao tiềm năng phát triển của Meey Group
- IPP Travel Retail: Khẳng định vị thế tiên phong ngành du lịch - bán lẻ tại APEA 2024
- MG Việt Nam và Vietnam Airlines - Lotusmiles hợp tác để nâng tầm trải nghiệm khách hàng