
-
Số tài khoản chứng khoán cán mốc 10% dân số, gần 200.000 cá nhân mở mới trong tháng
-
HNX chính thức dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6
-
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan -
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
CTCP bán lẻ kỹ thuật số FPT (mã: FRT) là một trong 4 doanh nghiệp có tên trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2019, thuộc ngành bán lẻ.
Trong khi năm nay, danh mục này chỉ còn Công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động (mã: MWG), Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã: PNJ) và Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (mã: PLX).
Ngoài ra, theo phân loại ngành xây lắp của Forbes Việt Nam, năm 2019 có 2 doanh nghiệp là Công ty cổ phần xây dựng Coteccons và Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình (mã: HBC), thì năm nay, Hòa Bình “mất tích” cũng như có thêm hai cái tên mới là Công ty cổ phần xây lắp Điện I (mã: PC1) và Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 2 (mã: TV2).
Đặc biệt, năm 2019, trong nhóm ngành dịch vụ vận tải và logistics có 6 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam do Forbes Việt Nam bình chọn thì năm nay, trong logistics chỉ có một cái tên và hoàn toàn là “gương mặt” mới mang tên Công ty cổ phần Gemadept.
Trong khi đó, Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (mã: SCS), Công ty cổ phần Tập đoàn container Việt Nam (mã: VSC), Công ty cổ phần Cảng Đồng Nai (mã: PDN) và Tổng công ty cổ phẩn Vận tải dầu khí (mã: PVT) đều không còn trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2020.
Một công ty niêm yết “mất tích” trong danh sách năm nay còn có Công ty cổ phần chứng khoán TP.HCM (mã: HSC) trong khi Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cũng như Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt vẫn giữ nguyên vị thế.
Bảng: 04 công ty lần đầu tiên xuất hiện (HD Bank, Imexpharm, hoá chất Đức Giang, tư vấn xây dựng Điện 2) và 05 công ty trở lại danh sách sau khi vắng mặt trong danh sách năm 2019:
Ngành |
Tên công ty |
Mã |
Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô |
HDG |
|
Dược phẩm |
Công ty cổ phần Imexpharm |
IMP |
Logistics |
Công ty cổ phần Gemadept |
GMD |
Hàng gia dụng và tiêu dùng |
Công ty cổ phần bột giặt LIX Công ty cổ phần Hóa chất Đức Giang |
LIX DGC |
Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HD Bank) |
HDB |
|
Tiện ích |
Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại |
PPC |
Nguyên liệu, vật liệu xây dựng |
Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 |
HT1 |
Xây lắp |
Công ty cổ phần xây lắp Điện I Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 2 |
PC1 TV2 |
Forbes Việt Nam- đơn vị công bố danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2020 đánh giá, danh sách năm nay đánh dấu sự lên ngôi của nhóm các cổ phiếu phòng thủ hoặc ít chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh như dược phẩm, xây lắp, hàng tiêu dùng, vật liệu, tài chính,...
Danh sách lần thứ tám được thực hiện ở thời điểm không phải lý tưởng khi kinh tế thế giới và Việt Nam đối diện với các bất ổn khó đoán định dưới tác động của đại dịch COVID-19.
Forbes Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp hướng vào thị trường nội địa không miễn nhiễm với các khó khăn từ dịch bệnh Covid-19 nhưng có sức bật ở giai đoạn dịch bệnh được kiểm soát.
Phương pháp tính Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2020
Forbes Việt Nam xem xét tất cả các cổ phiếu niêm yết trên sàn HSX và HNX và sắp xếp theo từng nhóm ngành.
Ở vòng sơ loại, những công ty đang thua lỗ hay trong quá trình hủy niêm yết, có quy mô giá trị vốn hóa và doanh thu dưới 500 tỷ đồng, các công ty con có hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào công ty mẹ (đã được xem xét) không lọt vào vòng sau.
Ở vòng tính toán định lượng, các công ty được chấm điểm theo các tiêu chí: tỉ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỉ lệ sinh lời ROE, ROC và tăng trưởng EPS giai đoạn 2015 - 2019.
Phần tính toán định lượng theo phương pháp của Forbes được sự hỗ trợ của công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC).
Tiếp theo, vòng định tính, Forbes Việt Nam xem xét độc lập mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp: thương hiệu, chất lượng quản trị doanh nghiệp, nguồn gốc lợi nhuận trong quá khứ và triển vọng phát triển bền vững.
Các công ty nhiều lần vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin của hai sở giao dịch chứng khoán, có nghi vấn thao túng giá cổ phiếu, kém minh bạch sẽ bị loại.

-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm -
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower