
-
Thủ tướng chỉ thị nâng cao hiệu quả công tác giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
-
Nhựa Tiền Phong khởi động Tổ hợp Giáo dục Tiền Phong hơn 1.162 tỷ đồng
-
Bàn giải pháp thích ứng chính sách thuế mới, bảo vệ thị trường xuất khẩu
-
Sức ép tuân thủ lớn với doanh nghiệp xuất hàng vào EU
-
Hải Phòng: Khánh thành nhà máy công nghệ vật liệu mới HMT 87 triệu USD -
Vietjet khai thác đường bay Côn Đảo từ Hà Nội và TP.HCM - Kết nối hành trình văn hóa, tâm linh và nghỉ dưỡng xanh
Cục phòng vệ thương mại (Bộ công thương) vừa thông tin, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ngày 1/5/2024 đã thông báo khởi xướng cuộc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất đối với lệnh áp thuế chống bán phá giá (CBPG) và thuế chống trợ cấp (CTC) sản phẩm túi dệt (Laminated Woven Sacks) nhập khẩu từ Việt Nam.
Sản phẩm bị điều tra là túi dệt, có mã HS 6305.33.0040, 3917.39.0050, 3921.90.1100, 3921.90.1500, 3923.21.0080, 3923.21.0095, 3923.29.0000, 4601.99.0500, 4601.99.9000, 4602.90.0000, và 5903.90.2500.
Sản phẩm này đã bị Hoa Kỳ điều tra CBPG và CTC năm 2018 và áp thuế từ năm 2019 (mức thuế từ 109,46% - 292,61% đối với điều tra CBPG và mức thuế 3,02% - 198,87% đối với điều tra CTC).
Việc rà soát cuối kỳ nêu trên, được thực hiện 5 năm một lần. Nếu kết quả rà soát cho thấy việc ngừng áp thuế CBPG và CTC có thể đến đến việc tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá và trợ cấp gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất Hoa Kỳ thì lệnh áp thuế sẽ được áp dụng thêm 5 năm nữa.
![]() |
Một xưởng sản xuất túi dệt (ảnh minh hoạ) |
Theo Cục phòng vệ thương mại thông thường DOC sẽ xác định việc dỡ bỏ lệnh áp thuế có khả năng tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá khi: biên độ phá giá duy trì ở trên mức tối thiểu sau khi lệnh áp thuế được ban hành; ngừng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra sau khi lệnh áp thuế được ban hành hoặc không còn bán phá giá sau khi lệnh áp thuế được ban hành và lượng nhập khẩu sản phẩm bị điều tra giảm đáng kể.
Ngược lại, DOC sẽ xác định việc dỡ bỏ lệnh áp thuế nếu không còn hành vi bán phá giá sau khi lệnh áp thuế được ban hành và lượng nhập khẩu duy trì ổn định hoặc thậm chí gia tăng.
Đối với CTC, DOC sẽ xem xét biên độ trợ cấp trong cuộc điều tra ban đầu và các cuộc rà soát sau đó; có những thay đổi nào đối với các chương trình ảnh hưởng tới biên độ trợ cấp hay không.
Thông thường nếu chương trình vẫn được duy trì, không bị hủy bỏ hoặc được thay thế thì là bằng chứng cho thấy việc dỡ bỏ lệnh áp thuế có khả năng tái diễn trợ cấp.
Theo quy định của Hoa Kỳ, các bên muốn đăng ký tham gia với tư cách bên liên quan cần nộp thông báo trong vòng 10 ngày kể từ ngày đăng Thông báo khởi xướng.
Để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan tìm hiểu quy định, trình tự thủ tục rà soát cuối kỳ của Hoa Kỳ; thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của cơ quan điều tra Hoa Kỳ, phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại trong suốt quá trình của vụ việc.

-
Hải Phòng: Khánh thành nhà máy công nghệ vật liệu mới HMT 87 triệu USD -
Vietjet khai thác đường bay Côn Đảo từ Hà Nội và TP.HCM - Kết nối hành trình văn hóa, tâm linh và nghỉ dưỡng xanh -
Vai trò của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình -
Thép Nam Kim khởi động dự án ở Chu Lai; Vinalink nói gì về Amazon; HAGL nhờ chuối -
Dolphin Sea Air Services Corporation ra mắt Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang -
Các sản phẩm của Masan Consumer được UBND TP.HCM vinh danh -
Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh
-
Cùng VPBank khám phá “vẻ đẹp tiền ẩn” khi hiểu mình và tư duy chủ động với tiền
-
CT Group bắt tay Tập đoàn ARUP để phát triển đô thị bền vững
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura