Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 17 tháng 01 năm 2025,
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14
Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, liên thông
Thế Hải - 29/05/2018 16:04
 
Theo đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết kế hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, liên thông
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết kế hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, liên thông...
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết kế hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, liên thông; quy định chuẩn đầu ra của cấp học và trình độ đào tạo phù hợp với Khung trình độ quốc gia, tiếp cận khung năng lực quốc tế

Ngày 29/5, theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14, tại phiên họp sáng, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Chính phủ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật An ninh mạng, dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này. 

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục vào đầu giờ sáng nay.

Theo đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết kế hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, liên thông; quy định chuẩn đầu ra của cấp học và trình độ đào tạo phù hợp với Khung trình độ quốc gia và tiếp cận khung năng lực quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh; đáp ứng được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế.

Cũng trong sáng nay, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật An ninh mạng.

Sau đó, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật An ninh mạng, đồng thời Cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo sẽ làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Đối với dự án Luật An ninh mạng, tại phiên thảo luận về Dự luật này trong Kỳ họp trước, báo cáo của Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội khi thẩm tra sơ bộ dự án Luật An ninh mạng cho thấy, đa số ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành Luật an ninh mạng như đã nêu tại Tờ trình của Chính phủ và nhấn mạnh việc các đối tượng phản động, chống đối, các loại tội phạm lợi dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi phá hoại, trục lợi hoặc xâm phạm, đe dọa đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân. 

Được biết, dự án Luật An ninh mạng ngay từ khi được đưa ra xin ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV đã nhận được sự quan tâm của xã hội.

Những vấn đề chính mà đại biểu Quốc hội và dư luận xã hội quan tâm trong suốt thời gian qua là: Tính cần thiết của dự án Luật An ninh mạng; dự án luật có ảnh hưởng gì đến quyền tiếp cận thông tin của công dân; có ảnh hưởng tới các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hay không; ảnh hưởng gì tới hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chủ yếu hoạt động trên môi trường interne

Cũng trong sáng nay, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật An ninh mạng.

Luật Giáo dục nghề nghiệp: Băn khoăn trước thời điểm thi hành
Luật Giáo dục nghề nghiệp được Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 27/11/2014 và sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7 tới. Tuy nhiên, các...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư