
-
Kê biên tài sản của Công ty cổ phần Bách Đạt An để thu hồi nợ thuế
-
Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng dùng tiền cải cách tiền lương để mua sắm
-
Quảng Ngãi thông tin về hai doanh nghiệp góp vốn đầu tư rồi đưa nhau ra tòa
-
Ngăn chặn "lỗ hổng" trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp
-
Công ty đầu tư Nam Nhật Khang, ca sĩ Khánh Phương bị ngăn chặn giao dịch tài sản -
Ô nhiễm tại hai nhà máy xi măng ở Quảng Bình
Sáng 31/5, Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội dự kiến xét xử sơ thẩm vụ án liên quan tới hoạt động sản xuất, buôn bán sách giả của Công ty Phú Hưng Phát. Tuy nhiên, các luật sư tham gia phiên tòa được Hội đồng xét xử thông báo dời ngày làm việc đến 30/6, do phát sinh một số tình tiết.
Trước đó, theo quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 31/5, hơn 30 luật sư đăng ký bào chữa cho 36 bị cáo. Riêng bị cáo Trần Hùng có 5 luật sư. Tòa án cũng đã dự kiến xét xử trong 7 ngày, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật.
![]() |
Bị cáo Trần Hùng. Ảnh: BCA |
Liên quan vụ án trên, bị cáo Trần Hùng, cựu Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội, cựu Tổ trưởng Tổ công tác 403, Tổng cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương bị đưa ra xét xử về tội “Nhận hối lộ” trong vụ sản xuất, buôn bán, tiêu thụ gần 9,5 triệu cuốn sách giả.
Bên cạnh đó, Lê Việt Phương, cựu Đội phó Đội Quản lý thị trường số 17 TP.Hà Nội cùng 2 thuộc cấp là Phạm Ngọc Hải và Thành Thị Đông Phương bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Ngoài ra, Nguyễn Duy Hải (lao động tự do) hầu tòa về tội “Môi giới hối lộ”. Còn Cao Thị Minh Thuận, Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát cùng 30 bị cáo khác bị đưa ra xét xử về các tội “Sản xuất, Buôn bán hàng giả”.
Trước đó, theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, năm 2020, Công ty Phú Hưng Phát bị Đội Quản lý thị trường số 17 kiểm tra, thu giữ hơn 27.300 quyển sách giáo khoa do không có hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Bị can Thuận biết ông Hùng là người trực tiếp chỉ đạo việc kiểm tra, nên liên hệ đề nghị giúp đỡ để được xử lý nhẹ. Ông Hùng đồng ý với đề nghị của Thuận, nhưng yêu cầu bị can này phải chỉ ra một số cơ sở in lậu sách khác.
Sau đó, Thuận thông qua Nguyễn Duy Hải để gặp Trần Hùng, ngỏ ý chi 400 triệu đồng. Sau lần trao đổi với Hải, Hùng đã hướng dẫn các bị can thay đổi lời khai về nguồn gốc, chuyển thành “sách do người khác mang đến ký gửi”.
Thêm vào đó, bị can Trần Hùng gọi điện thoại chỉ đạo Lê Việt Phương tạo điều kiện giúp đỡ Thuận theo hướng xử lý hành chính.
Cáo buộc cũng chỉ rõ, táng 14/7/2020, Hải mang 300 triệu đồng của Thuận để trong túi nylon màu đen đến phòng làm việc của ông Hùng nhưng thấy tại đây có nhiều người nên cầm túi tiền ra về. Chiều hôm sau, Hải tiếp tục mang tiền trở lại phòng làm việc và đưa cho Trần Hùng.
Quá trình điều tra, bị can Trần Hùng không thừa nhận cáo buộc nhận hối lộ. Tuy nhiên, cơ quan tố tụng căn cứ lời khai của bị can Hải cùng nhiều dữ liệu điện thoại và lời khai của những người khác, đủ cơ sở chứng minh ông Hùng đã nhận 300 triệu đồng của Cao Thị Minh Thuận thông qua Hải.
Ngoài ra, Thuận cũng khai nhiều lần đưa tổng số tiền 330 triệu đồng cho Phương và Đội Quản lý thị trường số 17, sau đó, Phương chia cho 2 cấp dưới tổng cộng 11 triệu đồng.

-
Tội phạm tham nhũng và chức vụ tăng 65,89% về số vụ -
Ngăn chặn "lỗ hổng" trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp -
Công ty đầu tư Nam Nhật Khang, ca sĩ Khánh Phương bị ngăn chặn giao dịch tài sản -
Ô nhiễm tại hai nhà máy xi măng ở Quảng Bình -
Sẽ chỉ trả lại tiền cho người nộp đơn yêu cầu thi hành án vụ Alibaba -
Công ty tư vấn Đầu tư và Xây dựng Lộc Phát bị xử phạt 197 triệu đồng -
Bị hại có được nhận lại hơn 8.000 tỷ đồng khi xét xử xong vụ Tân Hoàng Minh?
-
Coca-Cola tái khẳng định cam kết đầu tư bền vững tại Việt Nam
-
Khách hàng hào hứng với kế hoạch 10 năm nhân vốn của Công ty Metro Star
-
Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước mời hợp tác đầu tư
-
Khách có nhu cầu ở thực ưu tiên lựa chọn căn hộ hoàn thiện Zen Tower - Feliz Homes
-
Công bố Top 500 Nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam (VBE500) năm 2023
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 4/10/2023