-
46 nước tham dự Giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á mở rộng năm 2024 tại Quảng Ninh -
Việt Nam - Bulgaria chính thức ký thoả thuận hợp tác về giáo dục giai đoạn 2025-2028 -
Hà Nội công bố 150 sản phẩm, dịch vụ được "Người tiêu dùng yêu thích" năm 2024 -
Tác phẩm về công tác biệt phái tăng cường của giáo viên gây ấn tượng mạnh năm 2024 -
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024
Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP (Nghị định 81), giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 - 2026, mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự chủ được quy định theo từng khối ngành.
Theo cách tính mới này, với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên (tự chủ), mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí với các cơ sở chưa tự chủ. Trong khi đó, mức trần học phí đối với đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ của các cơ sở giáo dục đại học công lập được xác định cao hơn 1,5 - 2,5 lần so với học phí đại học.
Mức tăng cụ thể như sau: học phí khối ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên là 12,5 triệu đồng/năm (tăng 2,7 triệu đồng); khối ngành nghệ thuật là 12 triệu đồng/năm (tăng 300.000 đồng); khối ngành kinh doanh và quản lý, pháp luật là 12,5 triệu đồng/năm (tăng 2,7 triệu đồng).
Khối ngành khoa học sự sống, khoa học tự nhiên 13,5 triệu đồng/năm (tăng 800.000 đồng); khối ngành toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật 14,5 triệu đồng/năm (tăng 2,8 triệu đồng)…
Theo thông tin từ Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), học phí năm học tới của trường là 4,2 triệu đồng/tháng, mỗi năm tăng thêm 200.000 đồng/tháng. So với mức đang được trường áp dụng trong năm học 2021-2022 là 3,5 triệu đồng/tháng, mức thu mới thêm ở mức 700.000 đồng/tháng.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến học phí theo các mức: Chương trình Đào tạo chuẩn, dao động từ 22 - 28 triệu đồng/năm; Chương trình ELiTECH dao động từ 40 - 45 triệu đồng/năm.
Các chương trình, học phí dao động từ 50 - 60 triệu đồng/năm như: Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (IT-E10, IT-E10x); Công nghệ thông tin Việt - Pháp (IT-EP, IT-EPx); Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (EM-E14, EM-E14x).
Năm học tới, hệ đại trà của Học viện Báo chí và Tuyên truyền tăng từ 276.000 đồng/tín chỉ lên 440.559 đồng/tín chỉ; hệ chất lượng cao tăng từ 771.200 đồng/tín chỉ lên 1.321.677 đồng/tín chỉ.
Đại diện Trường đại học Công nghệ TP.HCM cho biết năm 2022, trường dự kiến điều chỉnh học phí ở mức tăng khoảng 7%. Học phí hệ đại trà hiện khoảng 17-18 triệu đồng/học kỳ. Còn tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM, mức học phí cho khóa tuyển sinh năm 2022 dự kiến 70 - 72 triệu đồng/năm (tùy ngành) - tăng 2 triệu đồng so với khóa tuyển sinh năm 2021.
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đang áp dụng mức học phí 14,3 triệu đồng/năm, nhưng từ năm học 2022-2023, học phí của trường được điều chỉnh tăng lên ở mức 44,368 triệu đồng đồng/năm ở nhóm ngành y khoa, dược học, răng - hàm - mặt; và 41 triệu đồng/năm ở nhóm ngành đào tạo còn lại.
Theo lý giải của các trường đại học, học phí tăng căn cứ theo Nghị định 81, mức thu các năm sau có thể được điều chỉnh trượt giá theo quy định. Học phí được dùng để đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, thực hành và năng lực ngoại ngữ.
Nhiều phụ huynh, đặc biệt là phụ huynh ở các vùng nông thôn điều kiện kinh tế khó khăn có con em định thi tuyển các trường đại học có thông báo tăng học phí khá lo lắng và bất an. Để khắc phục điều này, nhiều thí sinh trước khi thi vào trường cũng đặt mục tiêu phải đạt học bổng hoặc đi làm thêm để trang trải học phí và chi phí sinh hoạt.
Một số ý kiến cho rằng, việc tăng học phí là cần thiết, song vấn đề đặt ra là tăng học phí, chất lượng giáo dục phải tăng. Ông Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nhận xét, việc tăng học phí được thực hiện theo lộ trình, nhưng chúng ta phải tính toán và xem xét tăng học phí vào thời điểm hiện tại liệu có phù hợp với thực tế hay không.
Ngoài ra, khi học phí tăng, chất lượng giáo dục cũng phải được tăng lên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cần được chú trọng đầu tư hơn nữa, không thể thu học phí cao, nhưng chất lượng đào tạo lại “giậm chân tại chỗ”.
TS. Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu ý kiến, chính sách tăng học phí rất cần có các chính sách khác đi kèm một cách đồng bộ để tăng chất lượng đào tạo, cải thiện cơ hội việc làm cho sinh viên, tăng vốn vay cho sinh viên theo học, tăng học bổng cho sinh viên nghèo học giỏi. Đồng thời, nhà trường cần cơ cấu lại việc đầu tư, tích lũy có được nhờ tăng học phí và minh bạch thông tin tài chính và chất lượng.
Ông Vinh nhấn mạnh, trường đại học công lập không nên chỉ chăm chăm vào thu học phí để trang trải cho mọi chi phí, mà cần tăng thu và quản lý hiệu quả các nguồn thu từ cung cấp dịch vụ cho xã hội. Nhà nước cũng nên có chính sách đầu tư tài chính cho cả trường đại học tư, vì suy cho cùng, giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu của người học, của doanh nghiệp và của Nhà nước. Những học phần nào thuộc chương trình vì lợi ích quốc gia thì Nhà nước nên có cơ chế hỗ trợ cho cả trường công và trường tư nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng học phí cho người học.
-
Việt Nam - Bulgaria chính thức ký thoả thuận hợp tác về giáo dục giai đoạn 2025-2028 -
Hà Nội công bố 150 sản phẩm, dịch vụ được "Người tiêu dùng yêu thích" năm 2024 -
Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11 -
Mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ -
Giữ gìn, phát huy, lan tỏa Di sản văn hóa Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh -
Tác phẩm về công tác biệt phái tăng cường của giáo viên gây ấn tượng mạnh năm 2024 -
Di sản văn hóa - nguồn lực phát triển đất nước
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử