-
100% sinh viên Việt Nam học ở đại học Thanh Hoa đều được cấp học bổng -
Sinh viên học ngành bán dẫn được đề nghị miễn, giảm học phí -
Hà Nội thưởng 300 triệu đồng cho học sinh đoạt Huy chương Vàng, giải Nhất quốc tế -
42 tác phẩm, nhân vật đoạt Giải báo chí “tam nông” lần thứ II năm 2024 -
[Emagazine] Chuyến du hành qua những miền “Kiến trúc Hà Nội”
Quản lý tài chính cá nhân không đơn thuần là kiếm tiền hay tiết kiệm
Bàn về nội dung này, GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, quản lý tài chính cá nhân không đơn thuần là việc kiếm tiền hay tiết kiệm, mà là sự kết hợp tổng hòa giữa thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và quản lý rủi ro.
Đồng thời, điều này còn liên quan đến việc xây dựng thói quen và hành vi cá nhân, kết hợp với kiến thức về các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người dân Việt Nam vẫn còn xa lạ với các khái niệm tài chính cơ bản, do đó việc giáo dục tài chính ngay từ nhà trường là bước đi chiến lược và cấp bách.
GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, quản lý tài chính cá nhân không đơn thuần là việc kiếm tiền hay tiết kiệm |
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Theo ý kiến của PGS.TS. Phạm Quốc Khánh, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khẳng định tầm quan trọng của việc định hướng giáo dục tài chính trong chương trình phổ thông.
Nhắc đến nội dung này, em Nguyễn Lan Chi - Học sinh lớp 12 trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cho ý kiến: “Từ nhỏ em cũng đã được ba mẹ dạy và hướng dẫn cách chi tiêu tiền nên cũng biết cái gì thật cần thiết mới dùng đến. Tuy nhiên không phải lúc nào em cũng thực hiện được như vậy. Cá nhân em hay các bạn của em thường bị “cám dỗ” bởi những thứ rất thích trước mắt nên muốn mua ngay mà không suy nghĩ. Và điều này chúng em chỉ ngẫm ra sau một thời gian khá dài, nhưng lúc đó chỉ biết “giá như” thôi”.
Đó là những kiến thức đơn giản trong cuộc sống, còn trong môn học có hệ thống, phương pháp và sự liên quan mật thiết giữa những yếu tố từ thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và quản lý rủi ro thì các em khối THPT lại càng “hoang mang” hơn.
Đòi hỏi phương pháp giáo dục phải phù hợp
Trước thực tế, vốn kiến thức về tài chính của người Việt Nam nói chung và với các em học sinh khối THPT nói riêng, PGS.TS. Phạm Quốc Khánh nhấn mạnh, để đạt được hiệu quả trong công tác giảng dạy, các trường phải lồng ghép nội dung giáo dục tài chính thông qua các môn học và hoạt động ngoại khóa.
Để làm được điều này, đòi hỏi giáo viên phải được trang bị kỹ năng chuyên môn để truyền tải kiến thức một cách dễ hiểu và gần gũi với học sinh. Việc cần thiết đó là thầy cô cần thiết kế bài dạy của mình có sử dụng các công cụ tài chính số và chia sẻ tài nguyên học liệu hỗ trợ việc học tài chính.
Đại diện tổ chức Aflatoun International cho biết đang xây dựng và triển khai tài liệu giáo dục tài chính |
Bà Lê Anh Lan, chuyên gia giáo dục Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF tại Việt Nam nhận định về nội dung này: “Giáo dục tài chính không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức cơ bản, mà cần hướng đến sự hiểu biết chuyên sâu về các kỹ năng quản lý tài chính cá nhân như chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và quản lý rủi ro. Để làm được điều này, trước hết giáo viên cần được trang bị kiến thức chuyên môn về giáo dục tài chính, đồng thời hiểu rõ tâm lý học sinh cũng như những rào cản mà các em có thể gặp phải khi tiếp cận các khái niệm tài chính”.
Một giáo trình phù hợp là cần thiết với các thầy cô giáo khi giảng dạy bộ môn này. Phía đại diện tổ chức Aflatoun International cho biết đang xây dựng và triển khai tài liệu giáo dục tài chính. Bộ tài liệu này được thiết kế nhằm trang bị cho học sinh các kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, từ chi tiêu, tiết kiệm đến đầu tư và lập kế hoạch tài chính.
Đại diện Aflatoun International cũng chia sẻ mong muốn hợp tác với các tổ chức tại Việt Nam nhằm phát triển và ứng dụng bộ tài liệu này, góp phần nâng cao hiểu biết tài chính cho học sinh phổ thông.
-
Học sinh cấp 3 sẽ học về giáo dục tài chính trong chương trình giáo dục phổ thông -
42 tác phẩm, nhân vật đoạt Giải báo chí “tam nông” lần thứ II năm 2024 -
8WONDER đưa Việt Nam trở thành điểm hẹn văn hóa, nghệ thuật nổi bật của châu Á -
Đoàn Việt Nam giành giải Nhất tại Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng 2024 -
TS.Lê Viết Khuyến: Đề xuất bỏ xét tuyển sớm để đảm bảo công bằng và chất lượng -
“Vựa rau” Mê Linh sẵn sàng nguồn cung dịp Tết Ất Tỵ 2025 -
[Emagazine] Chuyến du hành qua những miền “Kiến trúc Hà Nội”
-
1 Bộ Công an khởi công Dự án xây dựng sân bay Gia Bình tại tỉnh Bắc Ninh -
2 Ngân hàng mạnh tay tăng lãi suất tiền gửi: Không phải do thanh khoản căng -
3 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ -
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/12 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/12
- PJICO tham dự Ngày hội “Hành trình nghề nghiệp và Kết nối việc làm” năm 2024
- Nhà thông minh biết nói Comfee: Bước tiến mới về công nghệ gia dụng
- Agribank dành hơn 14 tỷ đồng tặng khách hàng tham gia chương trình “Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy”
- Larue tiếp tục hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân Tiền Giang
- KCN Lai Vu mời thẩm định giá đối với máy móc thiết bị lắp đặt tại Nhà máy Xử lý nước thải
- Acecook Việt Nam và những nỗ lực vì một Việt Nam phát triển bền vững