-
Chuyên gia phân tích các ngành hot mùa tuyển sinh đại học 2025 -
Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao -
Ngày càng nhiều sinh viên nước ngoài chọn Việt Nam để du học -
Thành phố Thái Bình trao quà Tết Ất Tỵ 2025 cho hộ nghèo -
“Trao Xuân yêu thương 2025” cho 3.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao quà, thăm hỏi cho các công đoàn viên
PV Báo Đầu tư đã có cuộc PV với TS. Lê Viết Khuyến - Phó chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD&ĐT về một số vấn đề giáo dục đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong thời gian qua.
Kính thưa ông, năm học 2025 lứa học sinh đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ tốt nghiệp. Theo ông những thay đổi gì mà lứa học sinh này đã và đang gặp?
Toàn xã hội đã và đang đón nhận thông tin về những thay đổi của ngành giáo dục, bắt đầu áp dụng từ năm học 2025, đặc biệt là với khối THPT .
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có mục tiêu phát triển học sinh theo phẩm chất và năng lực và được chia làm 2 giai đoạn: Giáo dục cơ bản (khối Tiểu học và THCS) và định hướng nghề nghiệp (khối THPT).
So với Chương trình giáo dục phổ thông 2006 trước đó, chương trình mới có nhiều điểm khác biệt như số môn học nhiều hơn, nội dung các môn học đòi hỏi cao hơn, trong đó có một số kiến thức được lấy xuống từ chương trình đại học. Lần đầu tiên xuất hiện một số môn học tự chọn và học sinh phải lựa chọn những môn học này ngay từ đầu cấp, áp dụng phương pháp dạy và học tiệp cận năng lực…
Trước những thay đổi đó, đã xuất hiện dấu hiệu học sinh gặp vấn đề quá tải trong học tập cả về khối lượng và độ khó của kiến thức, nguy cơ dẫn đến việc phải học thêm tràn lan.
Việc học sinh phải lựa chọn tổ hợp học ngay từ đầu cấp trong khi ở cấp THCS còn chưa được định hướng, tư vấn nghề nghiệp rõ ràng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình học tập sau này. Có nhiều em đang học dở THPT mới phát hiện ra tổ hợp mình đang học thực sự không phù hợp hoặc ngôi trường bản thân muốn vào lại không lấy tổ hợp thi đó…
TS. Lê Viết Khuyến - Phó chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD&ĐT có cuộc trao đổi với PV Báo Đầu tư về những kiến nghị lên Bộ GD&ĐT để mong tháo gỡ những điểm "nghẽn" của giáo dục năm 2025. |
Với những thay đổi đó, theo ông tác động đến các em học sinh như thế nào, đặc biệt là trong vấn đề lựa chọn tổ hợp môn học cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?
Nếu trước đây có 2 tổ hợp là Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội thì chỉ cần 2 ngày để thi tốt nghiệp THPT là xong, nhưng năm nay với 2 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn trong 9 môn nên sẽ có 36 tổ hợp khác nhau, mà để thống nhất thi trong cả nước, thì phải tổ chức lần lượt thi từng môn... Và tôi ước tính kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ kéo dài ít nhất 4 ngày .
Với thời gian kéo dài như vậy rất dễ gây mệt mỏi cho các em và các bậc phụ huynh. Đó là chưa kể gây tốn kém ở nhiều công đoạn từ chuẩn bị tổ chức kỳ thi, coi thi, chấm thi, sao in đề…. và vô vàn các công việc khác nữa, trong đó nguy cơ lộ đè cũng sẽ rất lớn.
Đó là khó khăn trong kỳ thi, còn khó khăn trước đó là việc lựa chọn tổ hợp thi của học sinh, lựa chọn các môn học tự chọn. Do học sinh phải chọn các môn lựa chọn ngay từ đầu cấp trung học phổ thông nên buộc phải khẳng định về định hướng chuyên môn sâu cho mình ngay từ khi bước vào trường trung học phổ thông, đây là điều các em chưa thể làm được.
Như trên tôi đã nhắc đến ở độ tuổi học cấp THCS, các em còn quá “non” để tiếp nhận hoặc định vị rõ ràng bản thân thích gì, thế mạnh là gì để vào đầu cấp THPT có sự lựa chọn môn học một cách chính xác.
Việc học sinh muốn được thay đổi môn học lựa chọn trong quá trình học THPT là khá khó khăn do không có các tổ hợp môn học lựa chọn mong muốn hoặc do sĩ số lớp các môn học lựa chọn đã quá đông.
Về nguyên tắc, học sinh được đăng ký chọn tự do đối với các môn học lựa chọn để chủ động tạo ra các tổ hợp môn học phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp theo các tổ hợp xét tuyển sinh dự kiến của các trường đại học (các tổ hợp truyền thống A00, A01, B00, B03, C00, D01,…) nhưng trên thực tế quyền sắp xếp các tổ hợp môn học lại thuộc nhà trường tùy theo tình hình giáo viên, cũng như cơ sở vật chất cụ thể của trường đó. Vì thế sẽ rất khó khăn cho học sinh khi các em nhận ra mình không thực sự phù hợp với tổ hợp môn đã lựa chọn ban đầu và muốn thay đổi lại.
Việc các em học sinh phải lựa chọn tổ hợp môn học từ đầu cấp THPT như ông phân tích có rất nhiều vấn đề. Vậy phía Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng có kiến nghị giải pháp nào không, thưa ông?
Như tôi đã nói ở trên có rất nhiều vấn đề xảy ra xoay quanh việc các em phải lựa chọn các tổ hợp môn học ngay từ đầu cấp THPT để rồi đang học dở dang mới nhận ra là không phù hợp. Trước tình hình đó Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam đã kiến nghị như sau:
Bộ GD&ĐT cần yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường trung học phổ thông rà soát lại danh sách các tổ hợp môn học lựa chọn để học sinh có nhiều cơ hội được đăng ký vào nhiều tổ hợp xét tuyển đại học.
Tiếp nữa, phải cho học sinh được chuyển đổi môn học lựa chọn theo nhu cầu phục vụ xét tuyển các ngành học ở bậc đại học phù hợp với năng lực và sở trường của học sinh được hình thành trong quá trình học ở bậc trung học phổ thông.
Trong trường hợp nếu nhà trường khó khăn có thể cho học sinh nộp học phí như một môn học bình thường khác.
Phải lựa chọn các tổ hợp học ngay từ đầu cấp THPT là đang gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. |
Với Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 các em học sinh sẽ thi 4 môn, trong đó Toán, Văn là bắt buộc, 2 môn còn lại là lựa chọn, như vậy tạo ra 36 tổ hợp môn thi với rất nhiều vấn đề rủi ro xảy ra như ông đã phân tích ở trên. Ông và Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng có kiến nghị như thế nào về vấn đề này?
Về vấn đề này chúng tôi đã suy nghĩ và đã tổ chức nhiều cuộc họp với các chuyên gia, để cùng nhau thảo luận và tìm giải pháp. Trên cơ sở đó Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng kiến nghị tới Bộ GD&ĐT như sau:
Về lâu dài Nhà nước nên đầu tư xây dựng 1-2 Trung tâm Khảo thí quốc gia hoạt động độc lập theo cơ chế không vì lợi nhuận để triển khai các dịch vụ công ích trong việc đo lường, đánh giá giáo dục. Đồng thời tập trung cải thiện Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia theo các định hướng đảm bảo độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Trước mắt trong thời gian còn duy trì hình thức thi viết Bộ GD&ĐT chỉ nên tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo 4 tổ hợp truyền thống theo các khối A,B,C,D như trước đây.
Về hoạt động tuyển sinh đại học từ năm 2025, ông có đánh giá gì khi mà Bộ GD&ĐT quyết định trong dự thảo sẽ giảm chỉ tiêu xét tuyển sớm xuống không quá 20%?
Trước hết tôi rất đồng tình với ý kiến của nhiều chuyên gia ở các trường đại học trong cuộc họp gần đây với Bộ GD&ĐT đã đồng loạt phản đối tỉ lệ 20% xét tuyển sớm này.
Theo tôi không có khái niệm xét tuyển sớm đại học khi học sinh chưa hoàn thành chương trình THPT và học sinh phải có bằng tốt nghiệp THPT thì mới được xem là đủ điều kiện cần cho xét tuyển sinh đại học (Điều 34 Luật Giáo dục và ISCED-2011).
Trường hợp đặc cách chỉ áp dụng cho một lượng rất nhỏ các học sinh phát triển sớm về trí tuệ, đó là những học sinh có tài năng đặc biệt (Điều 28 Luật Giáo dục ).
Với các trường đại học tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng thì kỳ thi đó chỉ tổ chức cho những học sinh đã tốt nghiệp THPT để đảm bảo đúng luật pháp và công bằng .
Theo ông là nên bỏ hẳn khái niệm xét tuyển sinh sớm và con số 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm là không hợp lý. Vậy chắc hẳn Hiệp hội cũng đã có những ý kiến gửi lên Bộ GD&ĐT về giải pháp này, thưa ông?
Hiệp hội giữ quan điểm Bộ GD&ĐT cần loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào với ngành được đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học, đồng thời yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học giải trình việc lựa chọn các tổ hợp môn học, các bài thi đánh giá năng lực của các kỳ thi riêng được sử dụng để xét tuyển sinh, bảo đảm chuẩn đầu vào năng lực cơ bản để học tập thành công ở bậc đại học. Đặc biệt, cần quy định thống nhất các tổ hợp xét tuyển hợp lý, kiên quyết loại đi các tổ hợp “lạ”.
Bộ GD&ĐT nên tập trung vào kỳ thi tốt nghiệp THPT như chỉ đạo tại Nghị quyết 29 đã nêu: “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn đảm bảo độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học…”.
Rất nhiều các thầy cô giáo và các em học sinh mong chờ vào những thay đổi từ phía Bộ GD&ĐT để tháo gỡ dần những "nút thắt" đang có hiện nay. |
Bộ GD&ĐT cần làm rõ khái niệm “xét tuyển sớm” hoặc loại bỏ khái niệm này cho phù hợp với bản chất của hoạt động tuyển sinh vì hầu hết các thí sinh này đều chưa tốt nghiệp THPT khi tham gia xét tuyển.
Có chăng những thí sinh này chỉ mới đáp ứng điều kiện "đủ" là đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của đại học, trường đại học mà chưa đạt điều kiện “cần” theo quy định trúng tuyển vào đại học là tốt nghiệp THPT. Việc làm rõ khái niệm này sẽ tránh gây nhầm lẫn cho thí sinh, xã hội và các trường đại học.
Bộ GD&ĐT cần tiến hành đánh giá sự phù hợp của các kỳ thi riêng do các trường đại học tổ chức để đảm bảo không vượt quá chương trình học của học sinh cấp THPT để giảm thiểu tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan.
Bộ GD&ĐT cũng cần chỉ đạo các đại học, trường đại học xây dựng các tổ hợp xét tuyển sinh phù hợp với yêu cầu của đầu vào ngành học của bậc đại học; chỉ được đặt thêm các tiêu chí phụ cần thiết đối với những ngành năng khiếu, ngành “hot”…
Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng nếu những kiến nghị này được chấp thuận sẽ đảm bảo tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học từ năm 2025, từ đó giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2025 tới đây. Đặc biệt, việc này giúp hạn chế sự ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xin cảm ơn ông!
-
Liên bang Nga cấp 1.000 suất học bổng cho Việt Nam trong 5 năm tới -
Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao -
Ngày càng nhiều sinh viên nước ngoài chọn Việt Nam để du học -
Thành phố Thái Bình trao quà Tết Ất Tỵ 2025 cho hộ nghèo -
“Trao Xuân yêu thương 2025” cho 3.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao quà, thăm hỏi cho các công đoàn viên -
Home Hanoi Xuan 2025: "Nghe" thanh âm Tết Việt trước giờ ngân vang
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính