-
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật -
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào -
Thái Bình: Thị trấn Tiền Hải mở rộng được công nhận đô thị loại IV
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tại phiên giải trình. |
Đại biểu Quốc hội băn khoăn tâm lý học sinh khi trở lại trường học, song Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, tâm lý của giáo viên và học sinh rất bình tĩnh, còn phụ huynh lo lắng nhiều hơn.
Tình hình tổ chức triển khai dạy học trong bối cảnh Covid-19 là nội dung của phiên giải trình do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức, chiều 25/2.
Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2021-2022, nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành không thể tiến hành theo đúng kế hoạch, ảnh hưởng mạnh mẽ tới phát triển đội ngũ, tài chính, việc dạy, học và đảm bảo chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục; tới tư tưởng, tâm lý của đội ngũ nhà giáo, học sinh và cha mẹ học sinh.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng không biết mệt mỏi của toàn ngành, sự động viên và tạo điều kiện của các cấp ủy, chính quyền địa phương, sự quan tâm, đồng thuận của cha mẹ học sinh đã góp phần cho ngành giáo dục hoàn thành được nhiệm vụ năm học đồng thời bảo đảm chất lượng giáo dục, sẵn sàng thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thời gian tới, với nhiệm vụ tổ chức triển khai dạy học trực tiếp trong tình hình mới, Bộ cho biết đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục đặc biệt quan tâm với các em học sinh lớp 1 chưa từng tới trường và tuyệt đối không được để xảy ra việc kỳ thị đối với các trường hợp không may bị F0, cũng như không gây áp lực, quá tải đối với học sinh.
Bộ Y tế không "cấm" trẻ đến trường
Tại phiên giải trình, hàng loạt câu hỏi được đại biểu Quốc hội đặt ra với cả lãnh đạo Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, để đảm bảo an toàn cho trẻ khi đến trường.
Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga đặt vấn đề: nhiều trường mở cửa xong lại phải đóng khi nhiều học sinh giáo viên bị F0. Bộ trưởng đánh giá thế nào về mở của trường học trong bối cảnh dịch phức tạp hiện nay?
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, đến hôm nay, đối tượng từ 18 tuổi trở lên đã tiêm phủ vắc-xin mũi 1 đạt 99%, mũi 2 đạt 98% và mũi 3 đạt 32%. Với trẻ em từ 12-17 tuổi, tiêm mũi 1 đạt 99%, mũi 2 đạt 94%. Còn trẻ từ 5-11 tuổi chưa tiêm, nên Bộ tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ đã có nghị quyết đồng ý cho Bộ mua 22 triệu liều vắc-xin tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi. Hiện Bộ đã làm việc với Plizer. Hôm qua, doanh nghiệp thông báo đã ký hợp đồng với Việt Nam. Như vậy, thủ tục mua vắc-xin cơ bản xong, đang đề nghị cung cấp trước ngày 30/4 để còn nhanh tiêm cho trẻ. Bộ hiện cũng đã có hướng dẫn tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi. Hướng dẫn y tế cơ sở tiêm làm sao đạt bao phủ nhanh nhất.
“Có đại biểu và người dân cho rằng, Covid-19 giờ như là cúm thông thường, nhưng khi chúng tôi làm việc với Tổ chức Y tế thế giới họ cho biết nếu coi là “cúm mùa” là quá sớm và dịch còn phức tạp, chưa kết thúc trong năm 2022, và có thể xuất hiện các biến chủng mới. Do đó, vẫn phải chống dịch trong giai đoạn mới. Hiện trẻ từ 12 tuổi trở lên cơ bản đã bao phủ, nên giờ cần tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi. Còn thuốc điều trị có thể có tác dụng phụ nên khuyến cáo không dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú. Mới đây, Bộ ban hành hướng dẫn điều trị cho trẻ em. Trong đó có hướng dẫn trẻ em mắc điều trị thế nào. Để an toàn cho trẻ đến trường gắn với công tác phòng chống dịch, Bộ đã ban hành 15 văn bản. Trong đó phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành văn bản phòng chống dịch".
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng khẳng định, Bộ không có văn bản nào “cấm”, mà chỉ hướng dẫn đảm bảo an toàn để đưa trẻ đến trường. Sau Tết học sinh học được 1 tuần xuất hiện ca bệnh nên các địa phương ra văn bản cấm hết. Do đó, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục có thể đi giám sát để nhắc nhở các địa phương, tránh tình trạng như trước Tết có thư để người dân không về quê ăn Tết, về phải cách ly, xét nghiệm. Nhưng sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng thì mới bỏ quy định đó.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh hỏi: Trẻ đến trường có an toàn hay không?. Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên trả lời: “Theo thống kê, tỷ lệ trẻ dưới 18 tuổi mắc 19%, tử vong chỉ 0,4%. Trẻ bị mắc covid-19 diễn biến nhẹ và tử vong rất thấp. Cơ bản là Bộ cũng đã có hướng dẫn cụ thể chi tiết nên phụ huynh và nhà trường thực hiện tốt và có thể đưa trẻ em đến trường trong tình hình mới”
Đưa học sinh trở lại trường là tất yếu
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhìn nhận: Xu thế chung đưa học sinh trở lại học là tất yếu. Đến 11 giờ trưa nay, dù mỗi địa phương có cấp độ dịch khác nhau, nhưng số học sinh quay trở lại học trực tiếp đạt 88,25%.
Theo Bộ trưởng, các địa phương linh hoạt căn cứ theo tình hình, không nên cứng nhắc. Các lúng túng về xử lý F0, bán trú cho học sinh thì 2 Bộ đã có hướng dẫn để xử lý những lo lắng cho các địa phương.
Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa hỏi: tâm lý của các em bị ảnh hưởng nặng nề, vậy yếu tố tâm lý học sinh khi trở lại trường học được quan tâm thế nào?.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời: Nhiều nơi trong lớp có ghi số bị F0 và F1. Các cháu này ở nhà học trực tuyến, còn các cháu khác vẫn học bình thường. Hiện đang triển khai như vậy và thấy các vùng giáo viên và học sinh bình tĩnh ứng phó và bản lĩnh.
"Nhiều lớp ghi cả F0, F1 bao nhiêu và bao nhiêu đi học, hỏi có ám ảnh không nhưng họ nói không ám ảnh. Điều đó cho thấy tâm lý của giáo viên và học sinh rất bình tĩnh, còn lo lắng là phụ huynh nhiều hơn. Đây cũng là thích ứng trong dạy và học trong tình hình mới. Nhiều nơi khẩu hiệu 1 học sinh vẫn mở cửa lớp, báo chí cho rằng như vậy không hiệu quả. Nhưng qua đó cũng cho thấy sự bình tĩnh của nhà trường, bản lĩnh của học sinh ứng phó với dịch. Nhiều tỉnh vẫn đang học trực tiếp từ đầu năm", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.
Tham gia trả lời, bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Nhiều đại biểu băn khoăn khi mở cửa trường học nhưng chúng ta phải căn cứ vào Nghị quyết 128/2021/NQ-CP của Chính phủ. Người lớn thích ứng an toàn thì không thể không cho học sinh và sinh viên thích ứng an toàn, cho nên không thể không cho các em đến trường được. Qua thống kê, hầu hết các em bị lây nhiễm ở gia đình, ngoài xã hội chứ lây nhiễm trong trường học tỷ lệ rất ít. Do đó, phương án mở cửa trường học là không thể khác và đây là thích ứng linh hoạt.
-
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật -
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào -
Thái Bình: Thị trấn Tiền Hải mở rộng được công nhận đô thị loại IV -
Đà Nẵng nêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Tăng trưởng kinh tế năm 2024 với 10 điểm vượt trội -
Kinh tế 2025: Tăng tốc để bứt phá, tạo đà hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 2 con số -
Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng -
Tạo đà, tạo lực, tạo thế, tạo niềm tin cho tăng trưởng 2 con số
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả