-
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ định: Chưa tổ chức dạy học nếu thiếu an toàn -
Nhiều địa phương ở miền Bắc được cấp điện trở lại trong ngày 8/9 -
Bão Yagi tàn phá Hà Nội: Cây đổ la liệt, giao thông tê liệt; lực lượng chức năng và người dân nỗ lực khắc phục hậu quả -
Bộ Giáo dục và Đào tạo ra công điện khẩn tăng cường, ứng phó với cơn bão Yagi -
Green i-Park nhường văn phòng cho người dân, công nhân đến tránh trú bão -
Bất ngờ công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung, có trường lên tới 28,25 điểm
Ảnh minh họa |
Các trường đã sẵn sàng
Để chuẩn bị cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 đến trường học trực tiếp từ ngày 8/2, các trường học trên địa bàn Hà Nội đã cơ bản hoàn thiện mọi điều kiện đón học sinh, bảo đảm tiêu chí trường học an toàn theo quy định. Theo đó, nhiều trường học đã huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên đến trường tổ chức vệ sinh, phun khử khuẩn.
Một số trường yêu cầu học sinh khi đến trường ngoài chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, trang phục gọn gàng theo quy định, cần trang bị các vật dụng cá nhân như khẩu trang, bình nước, khăn giấy, kiểm tra thân nhiệt trước khi đi học; luôn thực hiện tốt nguyên tắc 5K và các quy định liên ngành về phòng chống dịch.
Trường THCS Đông La (huyện Hoài Đức, Hà Nội), từ tối mồng 5 Tết đã yêu cầu giáo viên toàn trường họp bàn công tác chuẩn bị, phân công, giao nhiệm vụ; từ ngày mùng 6 Tết thì tập trung giáo viên để chuẩn bị, diễn tập công tác đón học sinh, xử lý tình huống khi có các trường hợp mắc Covid-19.
Trường cũng tính đến việc sẽ có những học sinh vẫn đang trong diện F0, F1 và phải học ở nhà, cộng với số học sinh mà phụ huynh chưa yên tâm trở lại học, trường sẽ bố trí 4 phòng học có màn hình và đường truyền trực tuyến để tổ chức học trực tiếp kết hợp với trực tuyến khi cần thiết.
Trường THCS Đức Giang sẽ dạy học trực tiếp vào buổi sáng. Buổi chiều, trường dạy học trực tuyến với những học sinh chưa thể đến trường vì nhiều lý do. Theo lý giải của nhà trường, với việc chia buổi học, giáo viên sẽ thường xuyên rà soát để nắm số lượng học sinh nghỉ học trong buổi sáng do ốm hay vì liên quan dịch Covid-19. Nếu vì ốm, các em sẽ chép bài bổ sung, nếu do dịch, học sinh tham gia học trực tuyến vào buổi chiều.
Nhằm bảo đảm an toàn khi mở cửa trường học, một số trường còn chuẩn bị thêm dụng cụ xét nghiệm nhanh, danh mục thuốc, vật tư để trang bị cho phòng y tế, đồng thời cũng chuẩn bị phòng cách ly để sẵn sàng xử lý khi có tình huống bất thường, ngăn chặn thấp nhất mức độ lây lan của dịch bệnh tại trường.
THCS Lê Quý Đôn (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) đã tổ chức diễn tập việc đón học sinh trở lại, khuyến cáo học sinh và giáo viên đeo khẩu trang suốt quá trình học tập, lắp thêm 4 máy đo nhiệt độ tự động, nhằm đảm bảo khoảng cách an toàn cho giáo viên. Đồng thời bổ sung camera và thiết bị đường truyền, wifi để đảm bảo những học sinh thuộc diện F0, F1, vùng dịch cấp độ 3 vẫn có thể học cùng các bạn trên lớp.
Học bù khi cần thiết
Khi học sinh đã trở lại trường, một trong những yêu cầu quan trọng đối với phụ huynh là không chỉ theo dõi sức khỏe của học sinh, mà cả với các thành viên trong gia đình. Trong trường hợp có thành viên bất thường về sức khỏe, phụ huynh phải thông tin cho nhà trường để có biện pháp xử lý phù hợp, vừa bảo đảm an toàn cho các bạn cùng lớp, vừa giúp học sinh không bị gián đoạn việc học.
Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, trước khi học sinh quay trở lại trường, phải chuẩn bị tinh thần, thái độ cho cả phụ huynh và học sinh. Cụ thể, trong những ngày đầu học sinh quay trở lại trường cần có các hoạt động hội nhập, tương tác xã hội, kỹ năng khác, bởi sau thời gian dài học trực tuyến, sẽ có trường hợp học sinh ngại học trực tiếp, giáo viên ngại dạy trực tiếp, do đó, cần có những hỗ trợ để học sinh hứng thú, mong muốn được học trực tiếp, giáo viên thích ứng trở lại với dạy trực tiếp.
Cùng với việc mở cửa trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương có kế hoạch bù đắp kiến thức cho học sinh sau khi các em được trở lại học trực tiếp, trong đó rà soát, đánh giá và phân định từng nhóm học sinh cụ thể để lên kế hoạch dạy bù trong ngắn hạn và dài hạn.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho rằng, việc bù đắp kiến thức được ngành giáo dục xác định không chỉ thực hiện trong một năm, mà còn kéo dài trong nhiều năm. Bên cạnh việc bù đắp kiến thức, các nhà trường cũng cần nhận diện được những vấn đề tâm lý của học sinh, để có tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho các em trong đại dịch Covid-19 và sau khi quay lại trường học.
-
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ định: Chưa tổ chức dạy học nếu thiếu an toàn -
Khắc phục hơn 85.000 ha lúa và rau màu bị ngập úng sau bão Yagi -
Nhiều địa phương ở miền Bắc được cấp điện trở lại trong ngày 8/9 -
Bão Yagi tàn phá Hà Nội: Cây đổ la liệt, giao thông tê liệt; lực lượng chức năng và người dân nỗ lực khắc phục hậu quả
-
Các biện pháp phòng tránh sau khi bão số 3 - siêu bão Yagi đổ bộ -
Bộ Giáo dục và Đào tạo ra công điện khẩn tăng cường, ứng phó với cơn bão Yagi -
Green i-Park nhường văn phòng cho người dân, công nhân đến tránh trú bão -
Bất ngờ công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung, có trường lên tới 28,25 điểm -
Nhiều trường đại học cho sinh viên nghỉ, điều chỉnh lịch nhập học để tránh siêu bão Yagi -
Công nhân miệt mài tăng ca mới đủ chi phí sinh hoạt, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nói gì? -
673 ứng viên được đề nghị xét giáo sư, phó giáo sư năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku -
3 Sửa Luật Điện lực: Nhà đầu tư vẫn băn khoăn về điện mặt trời mái nhà -
4 Cú hích mới cho các dự án PPP hạ tầng giao thông -
5 Trả lương, trợ cấp qua tài khoản ngân hàng: Người dân than khó
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng