-
Vingroup tổ chức chuỗi hoạt động thiện nguyện, kêu gọi cộng đồng chung tay tái thiết cuộc sống sau bão lũ -
Nhà xưởng “xanh”: Động lực thu hút FDI và phát triển bất động sản công nghiệp phía Bắc -
Nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
Hơn 90% nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp vẫn chưa chứng minh được tính bền vững -
Hé lộ chuyến bay đặc biệt của Vietnam Airlines tham gia thử thách của liên minh SkyTeam -
Hiệu quả từ các mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Học bổng Swing for the Kids của Báo Đầu tư vượt trùng khơi đến với Trường Sa thân yêu. |
Sau một hải trình khá dài, lần lượt tới thăm các đảo Đá Lớn A, Đá Thị, Sơn Ca, Sinh Tồn Đông, Len Đao, Tiên Nữ, Núi Le B, Tốc Tan A, Phan Vinh A, Đá Tây B, cuối cùng, đoàn công tác số 13, do Chuẩn đô đốc Phạm Văn Quang, Phó chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân làm Trưởng đoàn cập cầu cảng Trường Sa vào một ngày tháng Năm đầy nắng.
Dù tới bất cứ đảo nào, đều là cảm xúc háo hức, vui mừng và bâng khuâng khôn tả, nhưng tới Trường Sa là một niềm cảm hứng thật đặc biệt. Không phải bởi đấy là “thủ đô” của Trường Sa, nơi mà gần như bất cứ đoàn công tác nào cũng tới thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, mà còn vì, ở nơi đó, tôi sẽ “phải”, không nói đúng hơn là “được”, thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt: mang hơi ấm từ đất liền tới với Trường Sa.
Thực ra, trong suốt hải trình, tới bất cứ đảo nào, đoàn công tác của chúng tôi cũng có những món quà thật ý nghĩa, những tâm tình được gửi trao cho những người lính đảo đang chắc tay súng bảo vệ vùng biển trời thiêng liêng của Tổ quốc. Hơi ấm từ đất liền vì thế đã lan tỏa khắp trùng khơi. Nhưng ở Trường Sa, nơi có những cư dân Việt đang sinh sống, nhiệm vụ của tôi còn là mang những suất học bổng thảo thơm của Giải golf từ thiện Vì trẻ em Việt Nam - Swing for the Kids cho những học sinh đặc biệt ở đó. Trước khi tôi thực hiện chuyến công tác, Ban Biên tập Báo Đầu tư đã dặn dò rất kỹ, phải trao tận tay từng tấm giấy khen, từng đồng học bổng quý giá cho từng cư dân nhí Trường Sa.
Đây không phải là lần đầu tiên, học bổng của Giải golf Vì trẻ em Việt Nam tới đảo Trường Sa. Hơn một thập kỷ đồng hành cùng các em học sinh nghèo vượt khó, học giỏi, học bổng Swing for the Kids đã nhiều lần vượt sóng ra Trường Sa, mang đến niềm vui cho các em học sinh nơi đây.
Nhưng lần này, vinh dự được trao cho tôi. Và tôi, ngay từ khi bắt đầu hải trình tới thăm Trường Sa, đã cố gắng tìm hiểu tên tuổi của từng bé, để nắn nót viết lên tấm giấy khen, đặng có thể nhanh chóng trao cho các em. Ở quần đảo Trường Sa, có 3 đảo có cư dân sinh sống, nhưng lần này, chúng tôi chỉ tới được đảo Trường Sa.
Ngay khi tàu vừa cập bến, trống ngực đã đập liên hồi: Trường Sa đây rồi! Đi thêm chút nữa, từ xa, đã nhìn thấy những đứa trẻ ngây thơ vui vẻ chơi đùa. An Thuyên, cô bé có cặp mắt đen láy, vừa kết thúc năm học với tấm giấy khen học sinh giỏi lớp 4 đã nói lũ trẻ còn lại chào các cô, các chú. Lóc nhóc, lớn, nhỏ có tất thảy 9 bé. An Thuyên lớn nhất, học sinh lớp 4. Còn lại, 2 bé lớp 2 và 6 bé vẫn còn nhỏ, hoặc đang học mẫu giáo.
“Cháu mới ra Trường Sa được 1 năm. Ở đây, cháu vui vì có nhiều em và được chơi cùng với các em”, mắt sáng bừng, An Thuyên kể với tôi thế.
Kỳ nghỉ hè đã bắt đầu, trường học đã đóng cửa, nhưng thày Hiệu trưởng Bành Hữu Tình, cũng là thày giáo duy nhất ở đảo Trường Sa rất hồ hởi dẫn tôi tới thăm ngôi trường Tiểu học Trường Sa được xây dựng khang trang, nằm xanh mát dưới các tán bàng vuông, tán lá tra đang thì trổ lá. Đó là một trường học thật đặc biệt, lớp học thật đặc biệt. Bởi tất cả học sinh đến tuổi đi học đều học chung một lớp. Tấm bảng đen treo trên lớp được chia làm hai, phần dành cho học sinh lớp 4, phần dành cho học sinh lớp 2, lại có khu vực dành cho các bé mầm non.
“Hồi mới ra Trường Sa giảng dạy, đúng là có chút khó khăn khi phải đứng trong một lớp có nhiều cấp học. Nhưng riết lại thấy vui, bởi đứa trẻ nào cũng ngoan và hiếu học. Chị An Thuyên nhiều khi ‘nhảy’ sang làm bài của học sinh lớp hai, còn các bé nhỏ hơn, đôi lúc lại ‘hóng’ bài học của chị An Thuyên”, thày Bành Hữu Tình, người vừa kết thúc năm học đầu tiên công tác ở Trường Sa vừa cười vừa kể.
An Thuyên thì vẫn thế, cô bé reo vang và cứ mân mê ngắm tấm giấy khen và suất học bổng tôi vừa thay mặt Ban biên tập Báo Đầu tư trao tặng. Cô bé bảo, quà thì bé được nhận nhiều lắm, vì các đoàn công tác ra đảo đều có quà trao tặng các gia đình cư dân. Nhưng giấy khen và học bổng, vì bé đã có thành tích học tập tốt thì lần đầu mới được nhận. Mấy đứa trẻ kia cũng thế, cứ huơ huơ tấm giấy khen để khoe với mẹ, với cha.
Chợt thấy lòng rưng rưng. Thấy thêm yêu những suất học bổng, có thể chưa thật cao về giá trị, nhưng giàu nghĩa tình của Giải golf Vì trẻ em Việt Nam.
Trong 13 năm qua, Giải golf Swing for the Kids - do Báo Đầu tư tổ chức - đã huy động được số tiền gần 17 tỷ đồng để trao tận tay hơn 15.000 suất học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, học giỏi, đồng thời xây dựng và trang bị nhiều phòng học vi tính cho các trường học, và hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp các cơ sở học tập tại 40 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đã có không ít dịp đi trao học bổng cho học sinh các tỉnh, thành phố, nhưng trao học bổng ở Trường Sa, là cảm giác ấm áp khôn cùng.
Tối ấy, ở Trường Sa, đoàn công tác và quân, dân trên đảo đã có một cuộc giao lưu văn nghệ thật vui. Có những bài ca do đoàn văn công đến từ Lào Cai hát vang. Có những khúc tình ca do lính đảo say sưa thể hiện. Nhưng tiết mục khiến tất thảy mọi người vui và cảm động, cùng nhất loạt vỗ tay hát theo, đó là khi những “ca sĩ nhí” hát vang ca khúc “Quê em ở Trường Sa”.
“Quê em ở Trường Sa/ Những đảo chìm đảo nổi/ Quê em có biển trời/ Bốn mùa xanh bao la/ Sinh ra ở Trường Sa/ Em là con của biển…”. Khi những lời ca đó vang lên, thậm chí còn lạc điệu, bởi có cả những cậu bé mặc bộ đồ lính thủy chỉ nghêu ngao “ồ a” phá đám, tất cả, không ai kìm nén được xúc động trào dâng. Nhiều người đã ôm chầm những đứa trẻ đáng yêu, hồn nhiên ấy…
Và ngay cả khi đã rời Trường Sa, trong tất cả chúng tôi vẫn hiển hiện tiếng cười, tiếng hát trong trẻo và tươi sáng của những “công dân nhí” nơi đảo xa sóng gió.
Hóa ra, không phải chỉ chúng tôi mang hơi ấm đất liền tới đảo xa. Mà chính họ, những người lính, những người dân, đặc biệt là những học sinh trên đảo mới là người mang tới nhiều hơn cho chúng tôi những tình cảm thật ấm áp…
Một Việt Nam thật ấm áp giữa trùng khơi!
-
Năm thứ 3 liên tiếp Shinhan Life Việt Nam đồng hành cùng bệnh nhi ung thư máu -
Khai mạc giải marathon quốc tế Hà Nội Techcombank mùa thứ 3 -
Vingroup tổ chức chuỗi hoạt động thiện nguyện, kêu gọi cộng đồng chung tay tái thiết cuộc sống sau bão lũ -
Nhà xưởng “xanh”: Động lực thu hút FDI và phát triển bất động sản công nghiệp phía Bắc
-
Nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
Hơn 90% nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp vẫn chưa chứng minh được tính bền vững -
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn -
Hà Nội không lo thiếu nguồn cung rau màu -
Hé lộ chuyến bay đặc biệt của Vietnam Airlines tham gia thử thách của liên minh SkyTeam -
Hiệu quả từ các mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao -
Doanh nghiệp phân vân trong đầu tư xây dựng công trình xanh
- BOSCH khai trương cửa hàng trải nghiệm đồ gia dụng đầu tiên tại Việt Nam
- C.P. Việt Nam chung tay hướng về miền Bắc thương yêu
- DKSH Việt Nam khai trương Trung tâm phát triển và sáng tạo của ngành nguyên liệu hóa chất
- Xedaptot.com mang lại sự đổi mới cho đại lý kinh doanh xe đạp truyền thống
- Cảng Sài Gòn đăng cai tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024