
-
Vi phạm hàng loạt quy định, Chứng khoán Việt (Viseco) bị phạt gần 1,2 tỷ đồng
-
Thị trường chứng khoán chờ tin tốt
-
HoSE chấp thuận niêm yết gần 312 triệu cổ phiếu TAL
-
Dòng tiền hơn 10.000 tỷ đồng đổ về một doanh nghiệp bất động sản
-
Bảo đảm nhiệm vụ tài chính, ngân hàng không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính -
Tăng cường sức mạnh nội khối, doanh nghiệp tìm đường gỡ rào cản phi thuế quan
Trái với những gì nhà đầu tư lo sợ sau phiên hoảng loạn đầu tuần, thị trường chứng khoán lại có diễn biến tương đối tích cực khi đóng cửa vượt 1.200 điểm. Các chỉ số đều được kéo lên trên mốc tham chiếu ngay từ đầu phiên giao dịch khi hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu dừng giảm và bắt đầu có sự hồi phục trở lại.
Có thời điểm, áp lực bán tiếp tục bị đẩy lên mức cao khiến sự lo ngại phần nào quay trở lại, các chỉ số vì vậy cũng có sự “hụt hơi”. Có thời điểm VN-Index lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Tuy nhiên, lực cầu nhanh chóng xuất hiện và giúp thị trường chung khởi sắc trở lại. VN-Index và HNX-Index sau đó đều duy trì ở trên mốc tham chiếu cho đến hết phiên. Mốc 1.200 điểm vẫn là một ngưỡng hỗ trợ tốt cho thị trường và VN-Index tiếp tục lấy lại mốc này sau khi để mất vào ngày hôm qua.
Tâm điểm của thị trường phiên hôm nay tập trung vào nhóm cổ phiếu chứng khoán. Khác với phiên trước là chỉ có một số cổ phiếu nhỏ hồi phục thì ở phiên hôm nay, đa phần các cổ phiếu chứng khoán đều diễn biến tích cực. BSI được kéo lên mức giá trần. BVS tăng 6,9%, FTS tăng 6,9%, FTS tăng 6,7%. Các cổ phiếu chứng khoán lớn như HCM tăng 5,65%, SSI tăng 3,38%, VCI tăng 5,4%.
Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng ghi nhận nhiều cổ phiếu hồi phục trở lại, DXG tăng 5,7%, CEO tăng 4,5%, NLG tăng 3,7%.
Trong nhóm VN30 phiên hôm nay không có mã nào giảm giá và chỉ có 2 mã tham chiếu là TCB và VIC. Trong khi đó, VNM tăng đến 4,76% và là mã có tác động tốt nhất đến VN-Index khi đóng góp 1,67 điểm. GVR tăng 4,15% và đóng góp 1,21 điểm. MSN sau khi bị bán mạnh ở cuối phiên hôm qua cũng hồi phục trở lại và tăng 3,8%, mức đóng góp của cổ phiếu này cho VN-Index là 0,99 điểm.
Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu tác động xấu đến VN-Index đã phần là những cái tên thuộc nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. VGC giảm mạnh gần 2% và là mã tác động xấu nhất đến VN-Index khi lấy đi 0,09 điểm. Các mã tác động xấu tiếp theo có TMS, QCG, VPI…
![]() |
Cổ phiếu Vinamilk đóng góp nhiều nhất vào phiên hồi phục của VN-Index. |
Cổ phiếu HBC gây chú ý khi tăng đến 5,65% sau thông tin ông Lê Viết Hưng, anh ruột của Chủ tịch HĐQT HBC Lê Viết Hải đồng thời cũng là cố vấn cao cấp của Xây dựng Hòa Bình vừa đăng ký mua 500.000 cổ phiếu HBC trong thời gian từ ngày 8/8-6/9/2024 với lý do bổ sung danh mục đầu tư. Trước đó, Tập đoàn nhận được thông tin nhận án hủy niêm yết bắt buộc của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 31/12/2023 âm 3.240 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp của công ty là 2.741 tỷ đồng.
Đồng thời, HBC tiếp tục có văn bản phúc đáp tới HoSE, khẳng định không đồng ý với các căn cứ HoSE áp dụng để xem xét hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu HBC. Hoà Bình mong HoSE xem xét, cân nhắc trước khi đưa ra quyết định hủy bỏ niêm yết đối với cổ phiếu của công ty.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 22,21 điểm (1,87%) lên 1.210,28 điểm. Toàn sàn có 383 mã tăng, 58 mã giảm và 49 mã đứng giá. HNX-Index tăng 3,75 điểm (1,68%) lên 226,46 điểm. Toàn sàn có 128 mã tăng, 56 mã giảm và 41 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 1,43 điểm (1,58%) lên 92,22 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 688,8 triệu cổ phiếu, giảm 33% so với phiên trước, tương ứng giá trị giao dịch ở mức 16.356 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm hơn 2.500 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM đạt lần lượt 1.186 tỷ đồng và 540 tỷ đồng.
![]() |
Khối ngoại bán ròng trong phiên 6/8. |
Khối ngoại bán ròng 730 tỷ đồng ở riêng sàn HoSE trong phiên hôm nay. VJC bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với khoảng 357 tỷ đồng và hầu hết thực hiện thông qua thỏa thuận. Bên cạnh đó, FPT cũng bị bán ròng 114 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VNM được mua ròng mạnh nhất với 205 tỷ đồng. MSN và HVN được mua ròng lần lượt 42 tỷ đồng và 39 tỷ đồng.

-
Dòng tiền hơn 10.000 tỷ đồng đổ về một doanh nghiệp bất động sản -
Bảo đảm nhiệm vụ tài chính, ngân hàng không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính -
Tăng cường sức mạnh nội khối, doanh nghiệp tìm đường gỡ rào cản phi thuế quan -
“Việt Nam là hình mẫu trong khu vực ASEAN về cải cách phi thuế quan” -
Chính sách tài khóa năm 2025: Tiếp tục tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế -
Thị trường chứng khoán biến động: Giữ tiền, bắt đáy hay chờ thời? -
ĐHCĐ F88: Mục tiêu lợi nhuận tăng 50%, lên sàn UPCoM quý III/2025
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách